Mua thớt nên chọn chất liệu gỗ, tre hay nhựa, loại nào tốt hơn?

19:35, Thứ hai 13/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn vẫn chưa biết nên mua thớt gỗ, thớt tre hay thớt nhựa để dùng thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Thớt gỗ

Cấu tạo, chất liệu của thớt gỗ

Thớt gỗ thường được làm bằng tre, gỗ xà cừ, gỗ nhãn, gỗ ép,... với nhiều hình dáng khác nhau như dạng tròn, hình chữ nhật cho bạn tha hồ lựa chọn. Thớt gỗ là loại thớt được nhiều chị em nội trợ tin dùng vì độ bền cao và an toàn cho sức khỏe.

Ưu điểm thớt gỗ

Độ đàn hồi cao, nặng, không trơn chạy khi cắt thái, phù hợp để chặt xương, chặt thịt.

Bảo vệ lưỡi dao tốt.

Chống vi khuẩn cũng như bảo vệ môi trường do gỗ sẽ dễ phân hủy hoàn toàn theo thời gian.

Độ bền cao, chịu nhiệt tốt.

An toàn cho sức khỏe vì được làm bằng gỗ tự nhiên.

Giá cả vừa phải, phù hợp với nhiều đối tượng người sử dụng.

Nhược điểm thớt gỗ

Dễ bị cong, vênh, nứt, mốc và tạo mùn trên bề mặt nên việc bảo quản khá khó khăn.

Những loại thớt gỗ có vết nứt dễ bị thẩm thấu nước, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển.

Không thể dùng thớt gỗ trong máy rửa bát đĩa.

Thớt gỗ có trọng lượng nặng hơn những loại thớt khác.

Thớt gỗ là loại thớt được nhiều chị em nội trợ tin dùng

Thớt gỗ là loại thớt được nhiều chị em nội trợ tin dùng

Lưu ý sau khi sử dụng

Để thớt không bị mùn hay có mùi, sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.

Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.

images

Khi thớt bị ố, ngả màu, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.

Trước khi sử dụng để cắt thực phẩm (chín) nên tráng thớt qua nước sôi. Sau khi chế biến thực phẩm, dùng khăn sạch ngâm vào hỗn hợp nước rửa bát với nước nóng, rồi chùi trên bề mặt thớt. Lặp đi lặp lại cho đến khi thớt sạch, rửa lại bằng nước sạch và treo lên nơi khô thoáng.

Với những lưu ý trên, hi vọng mọi người đã có thêm một số mẹo giữ căn bếp của mình luôn mới. Chúc các bạn sẽ có những chiếc thớt chắc bền và an toàn nhé!

Thớt tre

Cấu tạo, chất liệu của thớt tre

Thớt tre là sản phẩm thủ công truyền thống được làm từ cây tre, thường được sử dụng để cắt và chuẩn bị thực phẩm trong nền văn hóa nhiều nước Á Đông.

Thớt tre được tạo ra từ một miếng gỗ tre tự nhiên, thường là tre treo hoặc tre mao có độ bền cao và độ co giãn thấp, có khả năng chịu được sự va đập và chất lỏng mà không gây hỏng hóc trong thời gian dài.

Ưu điểm thớt tre

Việc sử dụng thớt tre giúp giảm tác động lên môi trường so với việc sử dụng các loại thớt làm từ nhựa hoặc gỗ không tái chế.

Tre có tính co dãn tự nhiên và độ bền cao giúp thớt tre có khả năng chịu va đập tốt hơn so với nhiều loại gỗ khác. Điều này đảm bảo thớt tre không dễ bị vỡ hoặc nứt trong quá trình sử dụng.

Thớt tre thường được chế biến và mài mịn màng, tạo ra một bề mặt phẳng và dễ dàng làm sạch. Bề mặt mịn cản trở việc thấm nước và thấm dầu, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và mảng bám trên thớt.

Tre chứa một số hợp chất tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, ngăn chặn một phần vi khuẩn và vi sinh vật có thể gây hại cho thực phẩm.

Thớt tre có tính linh hoạt, không gây trầy xước cho lưỡi dao. Điều này làm cho việc cắt cắt trở nên dễ dàng hơn và bảo vệ lưỡi dao khỏi sự mài mòn nhanh chóng.

Nhược điểm thớt tre

Thớt tre dễ nứt sau thời gian sử dụng và không chống cắt vật cứng.

Không thích hợp để cắt các vật cứng, có nhiều khe nhỏ, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Thớt tre thường chứa formaldehyde với số lượng nhỏ có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Thớt nhựa

Thớt nhựa đang là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn bởi không những giá thành rẻ, nhiều mẫu mã mà sản phẩm này còn tiện dụng, sử dụng được với nhiều mục đích khác nhau.

Ưu điểm của thớt nhựa

Loại thớt này mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như:

Tính tiện dụng cao: Thớt nhựa dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng, không bị nấm mốc, có thể dùng máy rửa chén để làm sạch. Ngoài ra, kích thước nhỏ gọn nên sản phẩm này không tốn quá nhiều diện tích và phù hợp với nhiều không gian phòng bếp khác nhau.

Độ bền cao: Sản phẩm không những dễ sử dụng mà còn mang lại độ bền cao, ít bị tác động bởi môi trường bên ngoài.

Chất liệu cao cấp: Thớt nhựa thường được làm từ nhựa PE và PP. Đây là 2 loại nhựa bền bỉ, mang lại chất lượng tuyệt vời, thân thiện với môi trường và đặc biệt là an toàn với người sử dụng.

Ứng dụng nhiều trong đời sống: Loại thớt này có thể dùng để thái thịt, thái rau và cắt hoa quả đều được. Vì bề mặt thớt nhẵn mịn, chất liệu không chứa chất độc hại nên luôn đảm bảo giữ trọn dinh dưỡng và không gây hại cho thực phẩm.

Nhược điểm của thớt nhựa

Thớt nhựa chỉ có một nhược điểm duy nhất đó chính là không nên cắt thịt khi còn nóng bởi nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm. Cách tốt nhất là đợi thịt nguội rồi mới cắt để bảo vệ thớt cũng như giữ trọn hương vị của thực phẩm.

Một số lưu ý khi sử dụng thớt:

Không nên sử dụng thớt đã quá cũ: Thớt bị nứt hoặc có các rãnh rất khó làm sạch, dễ dàng cho vi khuẩn sinh sống trong đó. Lúc này bạn nên thay một chiếc thớt mới.

Không sử dụng 2 mặt thớt: Trong quá trình sử dụng thớt, các mặt phẳng dùng để kê thớt như nền nhà, kệ bếp là nơi không được sạch sẽ và chứa nhiều vi khuẩn. Nếu sử dụng lẫn lộn 2 mặt thớt sẽ không đảm bảo an toàn sức khỏe.

Không nên thái rau và thịt sống trên cùng một thớt: Thịt sống rất dễ sản sinh ký sinh trùng, trong khi đó nhiệt độ nấu các loại rau thường không cao, không ít loại rau còn có thể ăn sống trực tiếp, nếu dùng chung một chiếc thớt rất dễ lây nhiễm vi khuẩn chéo.

Không dùng miếng thép chà thớt: Dùng miếng rửa bát thép hoặc kim loại để chà rửa thớt thường xuyên sẽ làm thớt bị xước. Thay miếng thép bằng miếng vải mềm để không bị xước trong quá trình chà rửa thớt.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa: