1. Thức tỉnh, giác ngộ
Để thay đổi cuộc đời, điều quan trọng nhất là sự thức tỉnh. Đời là bể khổ, nhân sinh là đau thương, đâu có ai sinh ra đã hoàn hảo hay thành công được ngay. Nhưng không vì thế mà mãi chìm đắm trong thế giới mông lung, không chịu thức tỉnh, phấn đấu những điều tốt đẹp cho bản thân, người xung quanh và cả nhân loại.
Phật dạy, trong cái hạnh phúc luôn đi đôi với mầm mống đau khổ, bởi nó là thứ vô thường, tạm bợ, mong manh. Vì sinh già bệnh rồi thương yêu mà xa lìa khổ đau, oán ghét mà gặp nhau lại càng thêm khổ, mong cầu không như ý cũng khổ và cuối cùng chết cũng khổ. Con đường khổ hạnh ép thân ta suy yếu, hành giả không đủ sáng suốt, minh mẫn để đạt được mục đích giác ngộ, giải thoát.
Hà cớ chi sầu bi, ưu phiền, khổ não không có ngày cùng. Sao không đánh thức bản năng con người, khơi dậy lòng tốt, tình yêu thương bao la ngập tràn để người với người sống để yêu thương, đùm bọc lấy nhau.
2. Sống thiện
Lời Phật dạy, từ bi hỉ xả, lòng thương người là phẩm chất cao quý, tốt đẹp mà nhân sinh có được. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều là những con người bất toàn, nhưng nếu biết đặt ra cho đời mục đích hướng thiện, bản thân ta sẽ hoàn thiện từng ngày.
Cái thiện và cái ác luôn tồn tại song song trong cuộc sống, ở mỗi con người chúng ta. Ranh giới giữa cái tốt và xấu cũng mong manh khôn lường, kèm theo đó là luật nhân quả, nghiệp báo. Nhân duyên là do ý trời, mọi việc diễn ra theo cơ duyên nhưng tất cả được quyết định từ ý chí và tâm hồn của mỗi người.
Hôm nay bạn gieo nhân thiện, ngày mai ắt được quả lành. Đời có vay có trả, có được có mất, có hạnh phúc có đau thương nhưng để làm chi khi nhắm mắt xuôi tay, lìa xa cõi đời rồi thì tất cả chỉ là cát bụi hư vô.
Vậy nên Phật dạy điều hay, lắng tai mà nghe, tĩnh tâm mà học, hành thiện giúp đời, cứu vớt số phận khổ đau, cả nhân loại cùng nhau sống thiện, hướng tới cuộc sống tốt đẹp, bình an.
3. Thay đổi bản thân, thay đổi thế giới
Muốn thay đổi vạn vật trong thế giới, hãy bắt đầu từ chính bản thân mình. Đừng tưởng cá nhân bé nhỏ không ảnh hưởng tới tập thể to lớn, nhất cử nhất động của mỗi người đều có sự tác động tốt xấu, tiêu cực, tích cực tới những người xung quanh.
Đâu cần phải lắm tiền, nhiều của, ho ra lửa, thét ra vàng mới khiến người ta nể phục. Đơn giản lắm, chỉ cần làm chủ bản thân, thay đổi và hướng tới những điều tốt đẹp, ắt sẽ được người người kính trọng.
4. Thấu hiểu bản chất của sự cho đi
Phật dạy rằng, cho đi chính là nhận lại. Khi tâm trong sáng, buôn xả phiền não ắt vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để cảm nhận được niềm vui quanh mình. Hôm nay bạn mở lòng, cho đi thứ gì, ngày mai bạn sẽ nhận được những thứ còn quý giá hơn thế, đó chính là tình người, sự quan tâm, gắn bó, cùng nhau vượt qua gian nan thử thách.
Lòng thương người, sự sẻ chia, quan tâm và tình yêu thương là những món quà vô giá mà chúng ta có thể trao cho mọi người xung quanh. Cuộc đời là sự cân bằng giữa cho và nhận. Bạn cho đi bao nhiêu ắt sẽ nhận về bấy nhiêu.
5. Loại bỏ 3 vật cản dẫn đến hạnh phúc
Đức Phật từ bi chỉ ra 3 vật cản dẫn đến hạnh phúc, đó là: tham lam, thù hận và ảo tưởng. Lòng tham con người vô đáy, là tác nhân gây ra sân hận, thù hằn, căm ghét, gieo nỗi sầu bi ai cho bản thân và những người xung quanh.
Lòng tham cũng khiến chúng sinh ảo tưởng, tự huyễn hoặc trong cái thế giới mông lung, vô định, khó thoát khỏi cái bóng của chính mình. Nên nhớ, cuộc sống là sự đổi thay, không có gì là vĩnh viễn, tất cả mọi thứ là có thể, giải phóng chính mình là có thể, giác ngộ là có thể. Chừng nào thế nhân chưa vượt qua những rào cản đó, chừng ấy còn chưa tìm được hạnh phúc của chính mình, còn chới với giữa dòng đời vô định.
6. Làm một người chân thật
Có thể thấy bản tính chân thật chính là kho báu trời sinh của mỗi người. Một người có bản tính chân thật và tấm lòng chân thành thì khi đối xử với người nhà sẽ đạt đến mức yêu thương nhất và sâu sắc nhất. Còn khi đối với bạn bè thì bản thân họ sẽ không có ác tâm tính toán, mưu mô mà luôn trong sáng vô tư và hết lòng. Đối với người khác, họ sẽ có thể khoan dung rộng lượng và không so đo thiệt hơn.
7. Can đảm đối mặt với khó khăn
Khốn cảnh không đáng sợ mà điều đáng sợ chính là mất đi lòng tự tin và mất đi ý chí của bản thân. Trong cuộc sống phần lớn mọi việc đều không được như lòng người mong muốn cho nên ở vào hoàn cảnh khốn khó càng cần mọi người phải tự tán thưởng mình, khích lệ mình cũng như tin tưởng vào chính mình. Làm được như vậy chúng ta sẽ phát hiện ra rằng sinh mệnh của chúng ta có một sức sống mới khiến cho mỗi ngày bản thân chúng ta sống tốt hơn.
8. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Bởi mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức hàng ngày đó là công việc kiên trì, bền bỉ suốt đời. Trong thực tiễn có người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, nhưng đến khi có ít quyền hạn thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ biến thành người có tội. Đối với mỗi con người việc rèn luyện đạo đức phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong đời công và trong mọi mối quan hệ xã hội.
Người Phật tử phải biết vận dụng lời Phật dạy vào trong đời sống gia đình để gia đình là một cộng đồng có yêu thương, hòa hợp, sống êm ấm và hạnh phúc. Giáo lý duyên khởi và con đường Bát Chánh Đạo sẽ giúp đời sống gia đình biết cách yêu thương bằng trái tim hiểu biết, kính trên nhường dưới và thuận thảo, vui vẻ với nhau. Ta không nên nghĩ rằng,ta có quyền bắt mọi người phục tùng theo ý muốn và sở thích của mình. Giáo dục đạo đức gia đình, học đường và xã hội như cái đỉnh ba chân không thể thiếu bất cứ chân nào chúng luôn bổ túc và bồi đắp cho nhau bằng cách dạy dỗ con người sống có ý thức với sự hiểu biết chân chính.