Tiểu Hải (15 tuổi, Trung Quốc) được bà nội chăm sóc ngay từ khi còn nhỏ. Do bố mẹ bận rộn với công việc nên cũng không có nhiều thời gian chăm sóc cho cậu bé. Bà nội lại rất nuông chiều Tiểu Hải nhưng không ngờ sự chiều chuộng này lại gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Ngay từ khi còn nhỏ, Tiểu Hải đã rất thích các loại đồ uống có đường như nước ngọt, trà sữa, nước trái cây... Bà rất chiều cậu bé nên chỉ cần cháu muốn, bà đều mua.
Ngoài ra, bà nội còn hay cho Tiểu Hải ăn óc lợn vì nghĩ ăn gì bổ đấy.
Có một khoảng thời gian, Tiểu Hải luôn cảm thấy mệt mỏi. Bà nội lại nghĩ rằng cháu học hành vất vả nên trách móc cô giáo hà khắc, giao quá nhiều bài tập về nhà.
Tuy nhiên, cho đến một buổi sáng, Tiểu Hải đột nhiên đi tiểu ra máu, bà nội mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Lúc này, bà vội vàng gọi cho bố mẹ Tiểu Hải và đưa cậu bé đến bệnh viện.
Qua các kiểm tra, bác sĩ phát hiện Tiểu Hải bị suy thận nghiêm trọng và cần được điều trị lọc máu ngay. Bác sĩ cũng chỉ ra rằng bệnh suy thận của nam sinh 15 tuổi này có liên quan đến 2 món mà em thường ăn. Đó là óc lợn và nước ngọt.
Óc lợn
Nhiều người có quan niệm, ăn gì bổ nấy, ăn óc lợn sẽ tốt cho não và sự phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, đây là quan điểm không có cơ sở khoa học.
Mặc dù óc lợn chứa nhiều protein nhưng lại có hàm lượng cholesterol và chất béo rất cao. 100g óc lợn chó chứa tới 2,5g cholesterol, cao gấp khoảng 8 lần so với hàm lượng cholesterol trong cùng một lượng lòng đỏ trứng.
Hấp thụ quá nhiều cholesterol sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
Nước ngọt
Nước ngọt là thủ phạm gây ra tình trạng tăng cân, béo phì và làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính. Các thành phần như đường, axit citric... trong nước ngọt sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa của thận. Uống nước ngọt trong thời gian dài sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Những người sử dụng nước ngọt như nước lọc hàng ngày càng đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng thận.
2 thực phẩm khác cũng làm ảnh hưởng đến chức năng thận
Muối
Muối là loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ natri dư thừa. Tiêu thụ quá nhiều muối làm tăng gánh nặng cho thận, về lâu dài sẽ gây ra bệnh thận và cách bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch.
Một chế độ ăn uống lành mạnh chỉ nên có tối đa 2.300mg natri/ngày, tương đương với khoảng 1 thìa cà phê muối. Thay vì sử dụng muối, bạn có thể thêm các loại thảo mộc vào món ăn để tăng hương vị. Ngoài ra, nên giảm tiêu thụ các thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn vì chúng thường chứa nhiều muối.
Thịt
Thịt cung cấp protein, chất béo, các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt sẽ gây ra các vận đề vệ thận. Nguyên nhân là do protein động vật thường khó chuyển hóa, khiến việc loại bỏ chất thải trở thành gánh nặng cho thận.
Ngoài ra, thịt có lượng purin cao sẽ kích thích sản xuất axit uric. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra sỏi thận.