Uống nước đá mùa hè là sai hay đúng? Nhiều người "uống bừa" mà không biết

15:58, Thứ ba 22/06/2021

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người cũng có quan điểm rằng, uống nước lạnh sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt. Nhất là trong những ngày hè nắng nóng, nước lạnh giúp cơ thể hạ nhiệt trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng, đã bao giờ bạn nghĩ về việc nó gây ra tác hại như thế nào với cơ thể?

Có nên uống nước đá hay không?

Uống nước đá trong ngày nắng nóng giúp chúng ta giải khát và có tinh thần sảng khoái ngay sau đó. Bên cạnh đó, nước đá có tính lạnh giúp làm co mạch, làm tê bề mặt tạm thời nên có tác dụng giảm đau. Vì vậy trong một số trường hợp uống nước đá lạnh có thể làm dịu cơn đau, giảm cảm giác sưng họng, đầy họng.

Tuy nhiên, uống nước đá lạnh vào mùa hè có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng cho đường hô hấp, tiêu hoá hay tim mạch như suy giảm nhịp tim, gia tăng nguy cơ táo bón hay đau rát viêm họng,...

Mùa hè nắng nóng, khi lao động, tập luyện, đi lại... mồ hôi ra nhiều làm cho cơ thể dễ bị mất nước, suy giảm sức đề kháng, khi đó uống nước đá lạnh có thể gây tình trạng sốc nhiệt và gây viêm đương hô hấp.

Có rất nhiều trường hợp sau khi uống nước đá lạnh bị đau họng và nghẹt mũi. Bởi do nước đá lạnh sẽ làm lớp nhầy ở niêm mạc cổ họng bị khô lại từ đó khiến họng bạn bỏng lạnh với biểu hiện là đau rát.

Nếu không chú ý, họng của bạn rất dễ bị nhiễm vi khuẩn vào lúc này gây ra hiện tượng viêm họng cấp.

Mặt khác, nước đá có thể không sạch, chứa các mầm bệnh gây hại. Khi đá tan, vi khuẩn sẽ tấn công cơ thể của bạn một cách mạnh mẽ, gây nên các căn bệnh nguy hiểm. Về lâu dài, các nguyên nhân này sẽ khiến cho sức đề kháng giảm sút, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng..

Cùng với đó, nước đá lạnh khi uống vào dạ dày ruột sẽ gây co mạch giảm thiểu sự hấp thu của ruột, tăng kích thích dạ dày ruột gây đau bụng rối loạn tiêu hoá.

4 trường hợp phải cẩn trọng khi uống nước đá

- Sau khi ăn no hoặc ăn lẩu: Nhiệt độ thức ăn để cơ thể hấp thụ nhanh nhất là có độ ấm vừa phải. Nước lạnh sẽ khiến quá trình bơm máu để thực hiện chức năng tiêu hóa của cơ thể bị giảm chậm, dẫn tới cảm giác đầy bụng, thậm chí là đau bụng. Nhất là sau khi ăn lẩu, bạn lại sử dụng thêm đồ uống có đá lạnh thì hỗn hợp vừa nóng vừa lạnh này rất có hại cho dạ dày và đường ruột.

- Ngay sau khi tập thể dục: Sau khi vận động và ra mồ hôi, các mạch máu cũng như lỗ chân lông trên cơ thể giãn rộng. Ở thời điểm này, bạn không nên tiếp xúc với đồ lạnh, làm giảm nhiệt độ cơ thể đột ngột như uống nước đá hoặc vào phòng điều hòa lạnh ngay lập tức. Chỉ dùng nước nguội hoặc nước ấm vừa đủ để bổ sung lượng nước đã mất. Sau khi nhịp tim, nhiệt độ, cơ thể được điều hòa trở lại, lau sạch mồ hôi, bạn hãy sử dụng nước mát để sảng khoái hơn.

- Khi bị cảm lạnh: Ngoài việc không nên uống nước đá khi bị cảm lạnh, thì những người thường dễ bị cảm lạnh cũng nên hạn chế uống nước đá.

uong-nuhoc-da

- Trong kỳ kinh nguyệt: Đây là thời điểm nhạy cảm với phụ nữ, kỵ những loại thực phẩm có tính hàn mà nước đá lạnh là một trong số đó. Nếu sử dụng trong những ngày “đèn đỏ”, chị em dễ bị tắc kinh, đau bụng kinh. Phụ nữ hay bị đau bụng kinh cũng nên hạn chế uống nước đá kể cả ngoài kỳ kinh.

Trong trường hợp muốn giải nhiệt, bạn có thể sử dụng nước mát ở nhiệt độ được khuyến nghị là 16 độ C. Cần kiểm tra số lượng và độ nhạy cảm với đá trước khi sử dụng.

Có một mẹo rất đơn giản để bạn biết cơ thể mình có thể chịu đựng được bao nhiêu đá: Cầm đá hoặc đồ uống lạnh bằng một tay, nếu tay bạn có thể chịu đựng trong suốt 1 phút liên tục thì đây là mức độ có thể chấp nhận. Còn nếu bạn không thể cầm nó quá lâu, chứng tỏ nhiệt độ quá lạnh, sẽ làm ngưng kết khí huyết của bạn ngay khi đi vào dạ dày.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc