Nam thanh niên liệt mặt sau một đêm ngủ dậy: Chuyên gia cảnh báo không làm điều này khi trời lạnh kẻo tổn thọ

( PHUNUTODAY ) - Thời tiết trở lạnh, số lượng người bệnh mắc bệnh méo miệng, liệt mặt ngày càng gia tăng. Nhiều trường hợp gặp nguy hiểm...

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7. Những người dễ mắc bệnh là những người có thể trạng yếu, ít tập luyện thể dục, những người hay sử dụng rượu bia, đi sớm về khuya. Ngoài ra những người có tiền sử huyết áp cao, xơ vữa động mạch, hay thức khuya cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.

Cụ thể phải kể đến các trường hợp điển hình sau:

Liệt mặt sau một đêm ngủ dậy

Do còn trẻ, đang độ tuổi sung sức, anh N.V.H., (36 tuổi, sống tại Hà Nội) chủ quan trong lúc ngủ và hậu quả là bị liệt mặt sau một đêm ngủ dậy.

Anh cho biết, sau buổi tối đi uống rượu bia về, anh đã bật điều hòa ở nhiệt độ lạnh để ngủ. Sáng hôm sau tỉnh dậy, anh bị tê bì nặng mặt bên phải, mắt phải nhắm không kín, khi soi gương thấy méo miệng, uống hay súc miệng bị rớt nước ra ngoài. Qua xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán anh bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.

Liệt mặt do dậy sớm tập thể dục

Trước đó, chị Đỗ Thị H. (42 tuổi, ở Hà Nội) cũng bị liệt nửa mặt sau khi dậy sớm tập thể dục.

Chị cho biết, chị có thói quen dậy sớm để tập thể dục, hôm đó gió thổi mạnh. "Lúc đầu tôi thấy cơ mặt mình hơi căng, sau đó đau đầu nhiều. Khi về nhà ăn sáng, thấy thức ăn cứ rơi ra không kiểm soát được, nhìn lại phát hiện miệng bị méo mới đi khám và sau khi điều trị được 3 tuần nhưng cơ mặt mới cải thiệt được trên 70%". Chị H chia sẻ.

Tương tự, mẹ của bé Nguyễn Minh K. (4 tuổi) cho biết con chị cũng bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do ra ngoài lạnh đột ngột vào buổi sáng.

Chị Minh, mẹ bé K. chia sẻ, ban đầu chị không nghĩ con mắc bệnh, chỉ nghĩ do lạnh và bị nẻ nên mặt con có chút thay đổi, đến khi thấy con khóc méo mồm mới phát hiện mặt đã bị liệt.

Hoặc vào tháng 1/2021, cụ ông 75 tuổi, đi bộ tập thể dục lúc 5h sáng, về nhà cảm giác cơ mặt gượng gạo, nước dãi chảy ở khóe miệng, má trái và nhân trung lệch sang phải.

cuong

Mắt trái của ông cũng không nhắm kín, kèm theo cảm giác tê bì nửa mặt bên trái, tai hơi ù. Bốn ngày sau các triệu chứng này không bớt, ông mới đến Bệnh viện Hữu nghị khám, giữa tháng 12.

Các bác sĩ khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu nghị, chẩn đoán ông bị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do lạnh, sau khi loại trừ các nguyên nhân do đột quỵ não và nhiễm trùng. Người bệnh được điều trị bằng phương pháp châm cứu trong 10-15 ngày. Đến ngày 11/1, ông vẫn còn tiếp tục điều trị, các triệu chứng liệt giảm dần.

Các bác sĩ cho biết, đây chỉ là 3 trong nhiều trường hợp nhẹ không phát hiện ra bệnh, chỉ khi cười, nói chuyện, ăn uống thấy méo miệng mới đến viện khám.

Liệt mặt ngay trong lúc uống rượu

unnamed

Căn bệnh xảy ra hết sức đột ngột với ông L. (40 tuổi, ở huyện Củ Chi, TP HCM). Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn nửa thân bên trái, liệt mặt, rối loạn tri giác, lơ mơ, có dấu hiệu rơi vào hôn mê. Người nhà cho biết trong lúc đang uống rượu với bạn bè thì ông L gục xuống bàn, tay chân yếu xìu.

Các bác sĩ (BS) khoa Cấp cứu nhanh chóng điều trị tích cực, đồng thời hội chẩn nhanh với các BS khoa Nội thần kinh. Chẩn đoán ông L bị đột quỵ não, các BS liền truyền thuốc tiêu sợi huyết. Ba giờ sau, ông L hết liệt mặt, sức khỏe hồi phục gần như bình thường.

Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7

Biểu hiện bệnh gồm mặt mất cân xứng, má và nhân trung bị kéo lệch về bên lành. Tại bên liệt, các nếp tự nhiên như nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, rõ nhất là khi người bệnh nói hoặc cười. Khi đánh răng, uống nước hoặc ăn cơm, nước và thức ăn rơi vãi ra ở khóe miệng, thức ăn đọng lại ở má bên liệt, bệnh nhân ăn uống khó khăn, mắt bên liệt nhắm không kín.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác ít gặp hơn như cảm giác tê một bên mặt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa.

Bệnh liệt mặt, méo miệng có thể gặp ở mọi độ tuổi, không ảnh hưởng tới tính mạng, thường khỏi sau 2 đến 3 tuần điều trị. Tuy nhiên, nếu đến viện muộn, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn hoặc không hồi phục, để lại di chứng méo mặt, khô, xước và loét giác mạc do mắt nhắm không kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào cọ xát. Sau khỏi bệnh có thể vẫn còn co giật cơ mặt vì dây thần kinh hồi phục không hoàn toàn, hoặc co cứng nửa mặt khi dây thần kinh thoái hóa.

Cách phòng ngừa bệnh liệt dây thần kinh số 7

- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh tránh để nhiễm lạnh, khi đi tàu xe, hay khi ngủ nên tránh gió lùa, đóng kín cửa. Không nên đi ra ngoài lúc đêm khuya gió lùa. Mùa nóng, không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt khi ngủ.

-Những người thể trạng yếu, ít tập luyện thể dục, thường xuyên sử dụng rượu bia, đi sớm về khuya hoặc có tiền sử huyết áp cao, xơ vữa động mạch, thức khuya, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.

- Điều trị các nguyên nhân dễ gây liệt dây thần kinh số 7 như các chứng viêm nhiễm ở tai, mũi, họng và đề phòng chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm.

- Khi phát hiện bị liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt , cần đến bệnh viện chuyên khoa thần kinh khám và được các bác sĩ tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, chỉ định dùng thuốc điều trị bệnh kịp thời hiệu quả.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link