Nếu ăn nội tạng động vật không biết điều này sẽ hại cả nhà

( PHUNUTODAY ) - Nếu ăn nội tạng động vật không biết điều này sẽ hại cả nhà - mọi người nhớ chú ý ngay!

Nội tạng động vật là một trong những thực phẩm được nhiều người Việt ưa thích. Nhiều món ngon được chế biến hấp dẫn như lòng luộc, gan xào, dạ dày nướng,... Không chỉ là những món ăn ngon, nội tạng động vật còn đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên trong nội tạng động vật lại chứa nhiều chất đạm, chất béo và đặc biệt là rất nhiều cholesterol nên nếu ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Những người mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu, ... tuyệt đối không nên ăn hoặc vô cùng hạn chế ăn nội tạng động vật để bảo vệ sức khỏe.

noi-tang-dong-vat-1

 

Thói quen cần được kiểm soát

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày... có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc, chúng có hàm lượng protein và chất béo cao… Tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý hoặc lạm dụng giá trị dinh dưỡng từ món ăn này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

ThS. BS Doãn Thị Tường Vy - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV 19.8 cho biết: “Trong các ruột của các loại động vật có rất nhiều vi khuẩn, ví dụ như econi, các vi khuẩn có thể là gây tả, kiết lị, thương hàn… hay các vi khuẩn gây lao, bệnh than…nếu lúc chế biến mà chúng ta không làm vệ sinh sạch sẽ hoặc không nấu chín kỹ thì khi chúng ta ăn các thực phẩm mà chứa tất cả các loại vi khuẩn đó sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp”.

Đặc biệt trong thời gian vừa qua, đã có hàng chục tấn nội tạng không rõ nguồn gốc bị bắt trên đường vận chuyển về Hà Nội với tình trạng ôi thối. Điều này cho thấy, người dân đang phải đối diện với nguy cơ cao tiêu thụ phải các loại nội tạng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.

Vì thế, ThS.Bs Doãn Thị Tường Vy khuyến cáo tốt nhất là chúng ta nên sử dụng nội tạng có nguồn gốc rõ ràng. Thứ 2 là khi mua về cần phải chế biến đảm bảo vệ sinh rồi nấu chín, kỹ. Thứ 3 là cần để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ, cao ráo không bị ô nhiễm hoặc có thể lây nhiễm bởi thực phẩm bẩn khác sang. Thực phẩm sống và chín cần để riêng biệt. Thứ 4 là nên ăn ở mức độ vừa phải. Đối với những người thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu thì nên hạn chế và tốt nhất là không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật vì hàm lượng cholesterol ở trong những thực phẩm này rất cao.

noi-tang-dong-vat-2

 

Cách chọn và sơ chế nội tạng động vật

Gan phải có màu nâu hoặc màu tím, tay chạm vào có tính đàn hồi, có cảm giác chắc tay và không có mùi lạ.

Tim lợn tươi khi sờ vào phải có tính đàn hồi. Ấn tay vào quả tim sẽ có một chất dịch huyết hồng tươi chảy ra, không có dịch nhầy và không có mùi lạ.

Lòng lợn tươi có màu hồng nhạt, bên ngoài có một màng mỏng, sáng bóng, có độ chắc, có tính đàn hồi, không biến sắc và không có mùi lạ.

Dạ dày tươi có màu trắng hoặc vàng nhạt, có độ dày màu sáng, có tính đàn hồi, chất dịch nhiều, trong lòng dạ dày không có phần cứng hoặc hạt cứng.

Dù có yêu thích nội tạng động vật đến đâu cũng chỉ nên ăn vừa phải. Với người bình thường chỉ nên ăn tối đa từ 2 - 3 lần trong 1 tuần, mỗi lần đối với người lớn từ 50 - 70g/ 1 bữa, còn với trẻ nhỏ mỗi lần chỉ dùng từ 30 - 50g/ 1 lần.

Để lựa chọn được nội tạng động vật tươi ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý nhìn màu sắc của sản phẩm (như tim, gan, bầu dục) phải đỏ tươi, bóng, khi ấn tay vào thấy có độ dẻo dính và đàn hồi.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn