Nếu gặp rắc rối trong đời, hãy thử 2 cách này, có thể mọi chuyện sẽ được hóa giải êm xuôi

07:43, Thứ tư 03/04/2024

( PHUNUTODAY ) - Khi gặp rắc rối trong đời người ta thường đổ lỗi cho người khác, cơ hồ như việc đổ lỗi ấy có thể giảm stress cho mình. Nhưng theo thời gian, bạn sẽ thấy vô cùng thống khổ trong cái vòng luẩn quẩn của stress và đổ lỗi. Thoát khỏi vòng luẩn quẩn ấy thế nào?

1. Bình thản quan sát

Trong cuộc sống, người ta dễ gặp phải điều rắc rối. Những người gặp rắc rối thường thích đổ lỗi cho người khác. Họ lại muốn cải biến hành vi của người khác, muốn ai cũng phải hành xử theo cách mình nghĩ. Nhưng khi không thể làm được điều đó, mọi chuyện sẽ ra sao?

Chuyên gia tâm lý người Mỹ, Nancy Colier cho rằng, người ta thực sự trừ bỏ được sự thống khổ nội tâm không phải bằng cách đổ lỗi mà bằng việc thay đổi quan điểm, góc nhìn. Khi bạn gặp phải phiền não, đừng vội đổ lỗi mà hãy thử đặt mình vào địa vị người khác, quan sát thật kỹ và bình tâm quan sát để tìm ra ngọn nguồn mà mình gặp rắc rồi. Chỉ khi tìm ra vấn đề chúng ta mới đưa ra được cách giải quyết rắc rối tốt nhất.

Hãy bình thản quan sát

Hãy bình thản quan sát

2. Thấu hiểu

Trong “Luận ngữ”, Tăng tử cũng nói: “Ta mỗi ngày tự xét bản thân mình về ba điều: Vì người khác mưu tính công việc có giữ lòng trung thành không? Cùng bạn hữu giao thiệp có giữ lòng trung tín không? Có chuyên tâm học tập không?”. Mỗi ngày, ông đều tự mình trầm tĩnh cái tâm xuống để thấu hiểu xem có thiếu sót nào trong hành xử không. Thực ra thấu hiểu chính là trí huệ từ thời thượng cổ truyền lại, để cho lê dân bách tính rèn luyện hàng ngày.

Kiến trúc sư nổi tiếng người Đài Loan Hán Bảo Đức từng nói: “Nếu người dân của một quốc gia có được sự thấu hiểu về tu dưỡng thì tự nhiên sẽ biết khiêm tốn, không xem thường người khác. Trong trường hợp tranh cãi thì sẽ biết nhượng bộ, giữa người với người thì dễ hòa giải, xã hội cũng dễ đoàn kết“.

Từ xưa, thấu hiểu chính là một phương pháp chủ động để đề cao tu dưỡng đạo đức bản thân. Thấu hiểu chính là giữa người với người có nảy sinh mâu thuẫn thì cũng phải biết khiêm tốn, đừng mãi đổ lỗi cho người khác mà tạo nên nỗi thống khổ hoặc phiền muộn cho chính mình. Thay vì hướng ra bên ngoài tìm kiếm lỗi lầm của người khác, hãy tự tìm sai trong bản thân mình, hãy tự “hướng nội”.

Đó vừa là thể hiện của đức nhẫn nại, vừa là phẩm chất của lòng bao dung, bác ái. Một người nhẫn nại, bao dung thì liệu có bao giờ còn phải buồn rầu, sầu muộn nữa không đây?

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc