Ngâm chân cho dễ ngủ, người phụ nữ 46t ngất lịm, không cứu được: 3 nhóm người tuyệt đối không được ngâm chân

( PHUNUTODAY ) - Ngâm chân nước nóng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngâm chân không đúng cách lại mang đến các tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Trường hợp dưới đây là một ví dụ.

Người phụ nữ có tên là Châu Hà (46 tuổi, Trung Quốc) làm công việc dọn dẹp trong trung tâm thương mại. Một hôm, cô đi làm về nhà rất muộn, khoảng hơn 1 giờ sáng. Vì thời tiết ngoài trời quá lạnh nên cô chuẩn bị một thau nước ấm để ngâm chân, làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, chỉ sau 2 phút, cô độ nhiên ngã gục xuống đất. Chông cô đang ngủ ngay thấy tiếng động mạnh nên vội vàng kiểm tra. Thấy vợ nằm sõng soài trên đất, mặt tái nhợt, người chồng vội gọi xe cấp cứu. Khi được đưa đến bệnh viện gần nhà, bác sĩ nhận định cô không còn dấu hiệu của sự sống, không có nhịp tim, huyết áp và mạch.

Bác sĩ giải thích rằng cô Hà bị phình động mạch não. Khi ngâm chân nước nóng vào đêm khuya, các mạch máu bị kích thích mạnh dẫn dến vỡ và làm cô không qua khỏi.

ngam-chan-01

Với trường hợp của người phụ nữ trên, cho biết bệnh nhân không qua khỏi do phình và vỡ động mạch não. Đây là chứng mạch máu phình to trong não giống như một khối u nhỏ. Túi phình mạch có thể vỡ ở vị trí động mạch não giữa hoặc màng não, làm cho mạch não bị rò rỉ hoặc vỡ, gây xuất huyết não, dẫn tới đột quỵ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể chịu nhiều di chứng, thậm chí không qua khỏi.

Khi thời tiết và cơ thể đang lạnh, bệnh nhân đột nhiệt nhúng chân vào nước nóng khiến cơ thể bị sốc nhiệt, máu lưu thông nhanh hơn. Khi đó, các mạch máu chịu áp lức lớn trong thời gian ngắn, dẫn tới phình và vỡ động mạch.

3 nhóm người không nên ngâm chân

Người bị tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có lớp da dưới chân tương đối mỏng. Dây thần kinh và bàn chân của họ không còn nhạy cảm nhiều với nhiệt độ. Do đó, người bệnh khó cảm nhận chính xác nhiệt độ của nước, mất nhiều cảm giác về nóng nên dễ bị bỏng.

Người bị suy giãn tĩnh mạch

Với những người bị sy giãn tĩnh mạch, nếu ngâm chân trong nước nóng ở nhiệt độ cao, lưu lượng máu cục bộ sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở thêm trầm trọng.

Nếu đã có thói quen ngâm chân, các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng nước ấm với nhiệt độ không quá 40 độ C.

ngam-chan-02

Người bị xơ cứng, tắc nghẽn động mạch

Những ngời có tình trạng máu lưu thông kém, tắc nghẽn động mạch, nếu ngâm chân có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, thậm chí khiến chân hoại tử.

5 lưu ý khi ngâm chân

Không ngâm chân trước khi ăn

Sau khi ăn, máu sẽ tập trung về dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn ngâm chân sau khi ăn, máu cung cấp cho dạ dày sẽ bị thiếu và dẫn tới khó tiêu. Chỉ nên ngâm chân sau khi ăn khoảng 1 tiếng trở đi.

Không đọc sách, xem TV khi ngâm chân

Nhiều người có thói quen vừa ngâm chân vừa xem TV hoặc đọc sách để thư giãn. Tuy nhiên, việc đọc sách hay xem TV sẽ khiến máu tập trung cho não bộ, bàn chân không cảm nhận chính xác nhiệt độ của nước. Bạn chỉ nên nghe nhạc và thư giãn tâm chí khi ngâm chân.

Nhiệt độ nước

Nhiều người thích ngâm chân trong nước thật nóng vì cho rằng như vậy mới có tác dụng. Tuy nhiên, nước quá nóng có thể gây bỏng. Ngoài ra, nó còn làm mạch máu giãn nở quá mức, gây chóng mặt. Nước ngâm chân chỉ nên khoảng 45 độ C.

Thời gian ngâm chân

Bạn không nên ngâm quá lâu, khoảng 15 phút là vừa đủ. Ngâm chân quá lâu sẽ khiến da bị khô, gây chóng mặt.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link