Ngày thương binh liệt sỹ 27/7 năm 2017 là ngày nào? thứ mấy?

( PHUNUTODAY ) - Để biết được ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 trong năm nay sẽ vào ngày thứ mấy thì hãy để chúng tôi giải đáp những thắc mắc của các bạn qua những thông tin dưới đây nhé!

Ngày thương binh liệt sỹ 27/7 năm 2017 là ngày nào? thứ mấy?

Ngày 27/7 là ngày gì? Đó là ngày có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thôi nào!

Ngày thương binh liệt sỹ 27/7 năm 2017 là ngày nào? thứ mấy?

Ngày 27/7 là ngày Thương binh liệt sỹ Việt Nam. Đây la ngày lễ lớn của dân tộc, nhằm tri ân tưởng nhớ những người anh hùng, thương binh, liệt sỹ đã hi sinh vì nền độc lập của dân tộc. Năm nay, ngày 27/7 sẽ rơi vào thứ Năm, ngày 17/7/2017.

Hoàn cảnh ra đời

Cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Núp sau quân Anh - Ấn, chúng trắng trợn gây nên những vụ xung đột vũ trang ở nhiều nơi thuộc Nam Bộ, Trung Bộ. Tiếp đó, khi vào thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ, thực dân Pháp gây ra những vụ bắn phá giết hại dân ta ở Hải Phòng, Hà Nội….. mở đường cho việc xâm lược cả nước ta.

Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập, tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, một số chiến sĩ, đồng bào ta bị thương và hi sinh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình yêu thương của mình, góp phần chăm sóc các gia đình liệt sĩ, anh em thương binh, bênh binh một cách tận tình chu đáo.

76.ngay-thuong-binh-liet-si-la-ngay-nao-thu-may-phunutoday.vn

 

Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” sau đổi tên “Hội giúp binh sĩ bị thương” được thành lập ở Thuận Hoá (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác. Hồ Chủ tịch là hội trưởng danh dự của hội.

Ngày 28/5/1946, “hội giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ chủ tịch đã đến dự. Ngày 7/11/1946, cũng tại nhà hát thành phố Hà Nội, buổi quyên góp ủng hộ quần áo giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận đã được tổ chức, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông chiến sĩ”, tại đây Hồ chủ tịch đã cởi chiếc áo rét của Người đang mặc để tặng binh sĩ.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương, hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống tinh thần và vật chất của thương binh, gia đình liệt sĩ trong thời kỳ đầu của cuốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 6/1947, đại biểu của tổng bộ Việt Minh, Trung Ương hội phụ nữ cứu quốc, Trung Ương đoàn thanh niên cứu quốc, cục Chính Trị Quân Đội quốc gia Việt Nam, nhà thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ chủ tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh liệt sĩ.

Sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung Ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý Uống Nước Nhớ Nguồn.

Ngày thương binh liệt sỹ 27/7 năm 2017 là ngày nào? thứ mấy?

Các hoạt động trong ngày Lễ

Hàng năm, cứ vào ngày 27 tháng 7, ở Việt Nam diễn ra nhiều hoạt động long trọng để chào đón ngày Thương binh Liệt sĩ. Trong dịp này các nhà chức trách Việt Nam từ trung ương đến địa phương thi nhau thăm, tặng quà cho các gia đình thuộc diện chính sách, thắp hương, tảo mộ các liệt sĩ tại các nghĩa trang quốc gia và địa phương, tổ chức nhiều chương trình văn nghệ kỷ niệm…

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì mức tiền tặng quà cho các đối tượng chính sách được quy định rất cụ thể. Theo đó có hai mức chi cơ bản gồm:

Mức 400.000 Việt Nam đồng: Mức chi này được áp dụng đối với các đối tượng gồm:

+ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

+ Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

+ Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31 tháng 12 năm 1993) đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Mức 200.000 Việt Nam đồng: Mức này được áp dụng đối với các đối tượng là:

+ Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 80% trở xuống (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31 tháng 12 năm 1993) đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

+ Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động.

+ Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ).

+ Người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn