Nghe lời mẹ ngửa cổ lên khi chảy máu cam, bé 3 tuổi không qua khỏi: BS nói, đừng khuyên con tai hại

( PHUNUTODAY ) - Chảy máu cam là việc mà nhiều trẻ nhỏ gặp phải, tuy nhiên nếu xử lý sai cách thì hậu quả khôn lường.

Mình không biết các mẹ thế nào, chứ ngày bé mình thỉnh thoảng lại bị chảy máu cam. Thấy mọi người nói là do nóng trong. Lúc bị thì cứ theo thói quen ngửa mặt lên cho máu đừng chảy nữa.

Thế mà vừa mới đây, mình có đọc được một thông tin tương tự. Cậu bé mới 3 tuổi thôi, bị chảy máu cam, thấy mẹ bảo ngửa mặt lên, cậu làm theo ngay, ai ngờ lại gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Cậu bé 3 tuổi qua đời khi bị chảy máu cam, nguyên nhân là do cách xử trí sai lầm của mẹ

Mới đây, một đoạn clip khiến nhiều người xôn xao vô cùng vì lời chia sẻ cảnh báo của một bác sĩ về cách sơ cứu sai lầm khi bị chảy máu cam.

Bác sĩ Chen – một người có nhiều năm làm việc trong khoa cấp cứu đã đăng một clip chia sẻ về trường hợp đáng tiếc của một cậu bé 3 tuổi. Được biết, cậu bé này ở Hồ Nam (Trung Quốc).

Theo đó, khi đang bị chảy máu cam, nghĩ tới lời mẹ dặn chảy máu cam thì cứ ngửa cổ lên để cầm máu. Cậu bé làm theo lời mẹ để ngăn chảy máu. Kết quả, máu chảy ngược xuống cổ họng, không may chặn khí quản. Lúc đưa tới bệnh viện, gương mặt cậu bé đã tím tái và dù các bác sĩ cố gắng cứu chữa nhưng không thành công. Cuối cùng đứa bé đã ra đi trong đau đớn.

3

Bác sĩ Chen cảnh báo: Tình trạng chảy máu cam diễn ra khá phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Thời tiết nắng nóng như hiện tại, trẻ càng dễ bị chảy máu cam hơn.

Bác sĩ Lai Yingda (Phòng khám Tai Mũi Họng Hồ Nam) cho hay: Chảy máu cam thường do ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc tại dùng lực quá mạnh khi chà xát mũi. Hoặc cũng có thể là do bị tổn thương niêm mạc mũi khi xì mũi, dùng giấy vệ sinh nhét vào mũi.

Niêm mạc mũi là nơi vốn rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Đó là lý do vì sao mà rất nhiều người bị viêm mũi dị ứng lại bị chảy máu cam. Bởi họ thường dùng nhiều hành động để làm giảm cảm giác ngứa mũi. Cuối cùng gây ra tình trạng chảy máu cam.

Không ít người thường dặn trẻ con ngửa cổ lên để ngăn chặn tình trạng chảy máu mũi hoặc cho trẻ nằm ngửa ra. Thế nhưng đây là một cách làm sai lầm. Ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu mũi không chỉ vô dụng mà còn nguy hiểm.

Hành động ngửa cổ lên để ngưng chảy máu cam có thể khiến máu chảy xuống cổ họng hoặc vào dạ dày, gây nôn mửa. Có một số trường hợp còn có thể gây nghẹt thở, viêm phổi vì máu có thể bị nhiễm vi khuẩn từ cổ họng.

Cách xử lý đúng: Ngồi thẳng người, hơi ngả về phía trước một chút, lấy ngón trỏ và ngón tay cái bóp mũi lại để ngăn máu không chảy nhiều, thở bằng miệng. Nếu thấy máu vẫn chảy cần đi viện khám sớm.

Sơ cứu chảy máu cam sai lầm có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, ít người biết rằng bản thân việc chảy máu cam cũng rất nguy hiểm, cảnh báo nhiều căn bệnh như:

4

+ Bệnh lý tim mạch, huyết áp

Khi huyết áp tăng đột biến có thể gây tổn thương, vỡ mạch máu mũi. Nếu huyết áp cao kết hợp xơ cứng động mạch thì còn có thể khiến bệnh nhân cao tuổi bị chảy máu cam thường xuyên.

+ Các bệnh lý về máu

Một số bệnh lý như rối loạn chức năng đông máu, thay đổi số lượng tiểu cầu, ung thư máu… Bên cạnh chảy máu cam, bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, hay bị bầm tím bất thường.

+ Do khối u

 Khối u xơ lành tính ở vòm họng, vòm mũi, khối u xâm lấn dây thần kinh vân nhãn thường bị chảy máu cam, mờ mắt, thể trạng yếu, da dẻ xanh xao…

+ Sốt truyền nhiễm cấp tính, sốt tinh hồng nhiệt… sẽ khiến mạch máu ở niêm mạc mũi bị khô rát, tổn thương. Khi đó chỉ cần tác động nhẹ như hắt hơi, xì mũi, lau nước mũi… cũng dễ gây vỡ và chảy máu.

+ Viêm mũi, viêm xoang, chấn thương khoang mũi

+ Một số bệnh lý khác như bệnh về gan, bệnh thấp khớp, suy thận cũng gây chảy máu cam.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link