Người đàn bà chiến thắng định mệnh

20:46, Thứ ba 25/10/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Tháng 4/2009, một diễn giả đặc biệt được mời đến miền Bắc Tứ Xuyên nói chuyện với những người đã bị tàn tật do hậu quả của trận động đất thảm khốc. Buổi nói chuyện đã thành công ngoài sự mong đợi.

(Phunutoday) - Tháng 4/2009, một diễn giả đặc biệt được mời đến miền Bắc Tứ Xuyên nói chuyện với các những người đã bị tàn tật do hậu quả của trận động đất thảm khốc. Buổi nói chuyện đã thành công ngoài sự mong đợi. Những người đến nghe nói chuyện đều như được tiếp thêm một nguồn sức mạnh lớn để đối mặt với cuộc sống tật nguyền.
 Khi những đứa trẻ khác bắt đầu dùng tay để ôm cha mẹ, để tập ăn cơm, mặc quần áo và chơi với bạn bè thì bé Cát Mỹ chỉ biết đứng nhìn.
Khi những đứa trẻ khác bắt đầu dùng tay để ôm cha mẹ, để tập ăn cơm, mặc quần áo và chơi với bạn bè thì bé Cát Mỹ chỉ biết đứng nhìn.
Phương châm mà diễn giả đưa ra đã góp phần tạo nên niềm tin sâu sắc của họ: Cho dù tôi tật nguyền, nhưng tôi sẽ sống và làm mọi việc như những người bình thường, thậm chí, tôi còn có thể làm tốt hơn họ! Diễn giả đặc biệt của buổi nói chuyện hôm ấy chỉ là một người phụ nữ nông dân không tay thêu giỏi bậc nhất - bà Nhiệm Cát Mỹ.

Tuổi thơ dữ dội của bé gái không tay
 
Nhiệm Cát Mỹ sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo ở tỉnh Sơn Đông. Bất hạnh đến với cô bé ngay khi cô cất tiếng khóc chào đời: cô sinh ra hoàn toàn không có hai cánh tay và bàn tay! Cuộc sống nghèo khổ của gia đình và nỗi đau đớn vô cùng về đứa con tật nguyền thậm chí đã khiến mẹ cô từng có ý định đem cô bỏ ra ngoài biển khơi nhưng sự can ngăn của người cha đã giữ cô ở lại với cuộc sống. Và từ đó, cô bé lớn dần lên, càng lớn càng ý thức được sự khác biệt của mình với những người bình thường xung quanh, và càng cảm thấy rõ sự bất hạnh mà số phận đã dành cho mình.
 
Khi những đứa trẻ khác bắt đầu dùng tay để ôm cha mẹ, để tập ăn cơm, mặc quần áo và chơi với bạn bè thì bé Cát Mỹ chỉ biết đứng nhìn. Bố mẹ và anh chị em dù yêu thương cô đến mấy cũng không thể ở bên cô để giúp đỡ cô cả ngày, nhất là khi gia đình chẳng khá giả gì và các anh chị em của cô bé từ rất sớm đã phải phụ giúp bố mẹ một số công việc để kiếm sống. Cát Mỹ cảm thấy mình là một gánh nặng lớn cho gia đình, cô rất buồn nhưng không vì thế mà từ bỏ ước mơ được sống một cuộc sống như những người bình thường khác.
 
Khi anh trai Cát Mỹ đi học, cô bé cũng muốn được đi học như anh. Mẹ cô nói rằng đi học phải dùng tay viết chữ, cô không có tay, thì sao có thể đi học. Cát Mỹ kiên trì thuyết phục mẹ rằng cô có thể luyện viết chữ bằng đôi chân. Cuối cùng, đến năm 10 tuổi cô cũng được đi học. Và những ngày miệt mài luyện viết chữ bằng chân của cô bé đã được đền đáp xứng đáng: thành tích học tập của cô bé không tay lúc nào cũng cao nhất lớp.
 
Nhưng số phận lại một lần nữa tỏ ra bất công với cô bé giàu nghị lực: khi Cát Mỹ còn chưa tốt nghiệp tiểu học thì nạn đói xảy ra, cô bé phải bỏ dở con đường học hành để ở nhà, ngày ngày theo mẹ ra bờ biển hái rau biển cứu đói. Những người xung quanh cám cảnh cho bé gái không tay nên thường mỗi người bỏ một ít rau vào rổ của cô.
 
Cát Mỹ nhớ lại, lúc đó cô đã rơi nước mắt, những giọt nước mắt của sự hàm ơn, cũng là những giọt nước mắt của sự quyết tâm. Cô không muốn nhận tình thương hại và sự làm ơn của những người xung quanh nữa. Và từ câu chuyện đó, cô càng nung nấu quyết tâm, phải làm mọi cách để có thể sống như những người bình thường.

"Tôi thề rằng sẽ làm được tất cả những gì mà một người bình thường làm được!"
Từ khi còn là một cô bé, bà Cát Mỹ đã từng tự hứa với mình: "Tôi thề rằng sẽ làm được tất cả những gì mà một người bình thường làm được!" Lời thề đó đã theo bà suốt cả cuộc đời, cho đến tận bây giờ khi bà đã ngoài 60 tuổi. Những người dân sống ở làng chài nghèo ven biển đã quên đi hình ảnh đầy cảm thương của bé gái nhỏ Cát Mỹ ngày nào, với họ bây giờ, chỉ còn một bà Cát Mỹ với gương mặt lúc nào cũng nở một nụ cười và sẵn sàng tham gia cùng họ trong bất cứ công việc gì, cho dù là đi bắt cua trên bờ biển, giặt quần áo bên ngòi nước, nhồi nhân bánh há cảo trong những dịp lễ lạt, hay là thêu những bức tranh tuyệt đẹp...
 
 
Cát Mỹ cho rằng, mục đích đầu tiên của những người tật nguyền như bà là có thể làm được tất cả những việc phục vụ sinh hoạt cá nhân, để không phiền lụy đến những người xung quanh. Và bà đã luyện tập hàng ngày từ chính những điều nhỏ nhặt nhất: rửa mặt, chải đầu cặp tóc, thay quần áo, giặt quần áo... - tất cả đều được bà làm một cách thành thục bằng đôi chân. Giờ đây, đôi chân của bà đã trở nên khéo léo không kém đôi tay của bất cứ người bình thường nào trong các sinh hoạt hàng ngày.
 
Sau đó là đến các hoạt động để kiếm sống. Cát Mỹ học để làm các công việc của nhà nông. Bây giờ bà có thể đi mò cua bắt ốc trên bờ biển chẳng kém những ngư dân khác, và gieo hạt giống, trồng rau, tưới cây... bằng đôi chân khéo léo của mình.
 
Làng chài của bà có một nghề phụ là thêu thùa. Ai cũng biết nghề thêu đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo của người thợ thêu, và chính vì thế đa số thợ thêu là phụ nữ với những đôi tay nhỏ bé, tỉ mỉ. Cát Mỹ muốn thử sức mình với công việc này, mặc dù ban đầu chẳng mấy người nghĩ rằng bà sẽ thành công. Lý do thật rõ ràng: chưa nói đến những kim mũi chỉ, chỉ một việc đơn giản nhất là xâu kim đã là một thử thách với đôi bàn chân to bè bởi phải làm thay quá nhiều công việc cho đôi tay của bà.
 
Tuy nhiên, sự kiên trì đáng kinh ngạc của bà không chỉ khiến cho việc xâu kim giờ đây trở nên dễ dàng như một trò chơi, mà còn khiến cho những tác phẩm thêu của bà vượt qua hầu hết các thợ thêu khác trong làng về cả tốc độ hoàn thành và sự tinh tế.
Bây giờ bà có thể đi mò cua bắt ốc trên bờ biển chẳng kém những ngư dân khác, và gieo hạt giống, trồng rau, tưới cây... bằng đôi chân khéo léo của mình.
Bây giờ bà có thể đi mò cua bắt ốc trên bờ biển chẳng kém những ngư dân khác, và gieo hạt giống, trồng rau, tưới cây... bằng đôi chân khéo léo của mình.
Người phụ nữ đã sống hơn 60 năm không có đôi tay đến giờ đã hoàn toàn thực hiện được lời thề thưở bé: bà đã sống như những người bình thường, làm những công việc mà người bình thường có thể làm, nếu không muốn nói rằng bà đã làm mọi thứ tốt hơn!

 
Tất nhiên, cuộc đời một người phụ nữ bình thường không thể thiếu niềm hạnh phúc được làm vợ, làm mẹ. Trong vai trò này, Nhiệm Cát Mỹ cũng tỏ ra là một người phụ nữ thật xuất sắc.
 
Chồng bà Cát Mỹ - ông Lý - thú thực rằng ban đầu ông đã lấy bà vì... nghèo. Hoàn cảnh gia đình ông Lý rất khó khăn và gia đình đã cầm chắc rằng ông không thể lấy được vợ vì nghèo quá. Sau đó, qua sự giới thiệu, người đàn ông nghèo nhất vùng và người phụ nữ không tay đã thành vợ thành chồng, cùng xây dựng một mái ấm gia đình và thật kỳ diệu, tình yêu đã đến với họ trong những tháng năm sống chung.
 
Trở thành người vợ, rồi người mẹ của ba đứa con khiến bà Cát Mỹ phải tiếp tục học để làm nhiều công việc khác bằng đôi chân của mình. Đơn giản như việc nấu cơm cho cả gia đình, bà cũng phải bỏ không ít công sức để luyện tập. Giờ đây, nấu nướng và sắp xếp một bàn đầy thức ăn ngon cho cả nhà đã trở thành công việc dễ dàng với bà Cát Mỹ.
 
Từ chuyện nhặt từng cọng rau, đập từng quả trứng đến chuyện xào nấu thức ăn và bày biện mâm cơm, Cát Mỹ đều làm một cách hết sức thuần thục mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Chồng bà có thể đi làm cả ngày, và các con có thể yên tâm đi học, bởi khi về nhà họ đã có sẵn một bàn đầy thức ăn ngon lành chờ đợi.
 
Trong bữa ăn, bà còn có thể tiếp thức ăn cho các con và cụng ly thật thoải mái với chồng bằng đôi chân, như tất cả những phụ nữ bình thường khác. Những bữa cơm đầm ấm vui vẻ như vậy đã trở thành điều không thể quên với các con của bà, mặc dù giờ đây họ đều đã trưởng thành và có công việc riêng. Bởi họ biết rằng đằng sau những bữa cơm bình thường ấy là sự cố gắng phi thường của người mẹ tật nguyền.
 
Ông Lý - chồng bà Cát Mỹ - khi trả lời câu hỏi rằng việc bà tật nguyền như vậy có mang lại khó khăn gì cho cuộc sống chung của gia đình không, ông nói rằng: Ông đã chứng kiến bà chăm sóc gia đình và nuôi nấng các con không khác gì những phụ nữ bình thường xung quanh. Cho dù bà không có tay, nhưng chính bà là cánh tay của cả gia đình.
 
Còn bà Cát Mỹ thì lại nói rằng chính gia đình nhỏ của bà đã đem lại cho bà điều bà thua kém mọi người từ khi mới sinh ra, gia đình là cánh tay mà bà không có, bởi vì ở đây, bà đã được nếm trải những hạnh phúc giản đơn nhưng quý giá mà mọi phụ nữ trên thế giới đều có quyền được hưởng - hạnh phúc làm vợ và làm mẹ.
 
Thật dễ hiểu vì sao buổi nói chuyện của bà Cát Mỹ lại có tác động lớn đến vậy với những người tật nguyền sau trận động đất ở Tứ Xuyên: bà đã nói với họ không phải bằng những lời thuyết giảng cao siêu và trừu tượng, mà bằng chính cuộc đời nhiều đau khổ bất hạnh nhưng cũng tràn ngập niềm tin và hạnh phúc của mình.

  • Tuấn Đức
 
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc