Người đóng BHXH 30 năm nhận lương hưu được bao nhiêu, tháng 9 lương hưu sẽ thay đổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Lương hưu là vấn đề nhiều người lao động quan tâm khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy người đóng BHXH 30 năm nhận lương hưu được bao nhiêu, tháng 9 lương hưu sẽ thay đổi như thế nào?

Đóng BHXH đủ 30 năm lương hưu là bao nhiêu?

Điều 56 của Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 cho biết, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.

dong-bhxh

Lương hưu của lao động nam đủ điều kiện về hưu năm 2022 được tính như sau:

- Đóng đủ 20 năm BHXH vào năm 2022 thì được 45% tiền lương tháng đóng BHXH.

- Từ năm thứ 21 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2%.

Như vậy, lao động nam đủ điều kiện về hưu năm 2022, đóng đủ 30 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 65% tiền lương tháng đóng BHXH.

Lương hưu của lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2022 được tính như sau:

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45% tiền lương tháng đóng BHXH.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Như vậy, lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2022, đóng đủ 30 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng BHXH, đây là tỷ lệ tối đa.

Nếu người lao động tham gia BHXH bắt buộc, về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu thì theo nguyên tắc mức hưởng lương hưu được tính như trên với mức tối đa 75%; sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Vì vậy những trường hợp bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ không được hưởng lương hưu với mức tối đa.

bhxh

Lương tối thiểu theo vùng tăng lương hưu có tăng?

Theo chia sẻ của TS Vũ Minh Tiến - viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng thì mức tiền đóng BHXH tối thiểu của người lao động thường tăng lên, từ đó tăng quyền lợi của người lao động, chẳng hạn lương hưu.

"Ngoài được tăng lương tối thiểu vùng, trên thực tế người lao động sẽ được điều chỉnh mức đóng BHXH cao hơn, đồng nghĩa với việc tăng mức hưởng một số chế độ bảo hiểm và cả lương hưu sau này", TS Vũ Minh Tiến nêu rõ.

Trong khi đó, bà Lý Hoàng Minh - phó trưởng phòng hưu trí, Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam - giải thích mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, mức hưởng lương hưu tỉ lệ thuận với mức đóng BHXH và thời gian đóng BHXH.

tien luong huu

Còn bà Nguyễn Thị Thúy - phó trưởng phòng hưu trí, Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam - cho hay lương hưu của người lao động liên tục được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tăng trưởng kinh tế (GDP) phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

Bà Thúy dẫn chứng năm 2022, dù tình hình kinh tế của nước ta có khó khăn nhưng lương hưu đã được điều chỉnh với mức chung 7,4% từ ngày 1-1-2022. Những người nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995, nếu có mức lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng dưới 2,5 triệu đồng cũng được điều chỉnh thêm.

Bà Thúy chia sẻ thêm, có một số trường hợp hưởng lương hưu thấp do người lao động đóng BHXH với mức đóng thấp, thời gian đóng BHXH chỉ đạt thời gian tối thiểu (20 năm). Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định dẫn đến bị giảm trừ tỉ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi (2%/năm).

Theo:  xevathethao.vn copy link