Người lao động đã lấy bảo hiểm xã hội 1 lần thì có được nhận tiếp lần 2 hay không?

16:08, Thứ bảy 30/10/2021

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người lao động không thể chờ đến khi nghỉ hưu, mà đã chọn rút bảo hiểm xã hội một lần vì nhiều lý do. Trường hợp đã lấy tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động có được nhận tiếp lần hai không?

Điều kiện để rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau thì được rút bảo hiểm xã hội một lần:

1 - Thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

- Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Ra nước ngoài để định cư.

- Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

- Sau 1 năm nghỉ việc hoặc sau 1 năm không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

2 - Có yêu cầu.

Như vậy, chỉ cần có 2 điều kiện trên, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần để có thêm tiền phục vụ các mục địch khác nhau trong cuộc sống.

Đã lấy tiền bảo hiểm xã hội 1 lần có được hưởng tiếp?

Pháp luật hiện hành không có quy định hạn chế số lần rút bảo hiểm xã hội một lần. Song, để được lấy được tiền bảo hiểm xã hội một lần, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

Như vậy, đã lấy tiền bảo hiểm xã hội 1 lần vẫn được hưởng tiếp nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng.

Lưu ý: Số tiền bảo hiểm xã hội một lần sẽ được tính dựa trên tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó.

Do vậy, nếu đã lấy tiền bảo hiểm xã hội mà muốn được hưởng tiếp thì sau khi rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động phải tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội theo các cách sau:

Empty

Cách 1: Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người lao động có thể chọn cách đi làm và có giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì sẽ được đơn vị sử dụng lao động cùng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động được tính trên mức lương được ghi nhận trong hợp đồng lao động với tỷ lệ quy định như sau:Cách 2: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ phải tự mình đóng bảo hiểm xã hội với tỷ lệ 22% trên mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó:

- Mức đóng thấp nhất = 22% x Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn = 22% x 700.000 đồng = 154.000 đồng/tháng

- Mức đóng cao nhất = 22% x 20 lần mức lương cơ sở = 22% x 29,8 triệu đồng = 6.556.000 đồng/tháng

Ngoài ra, từ ngày 1/1/2018, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội trong 10 năm. Mỗi tháng được hỗ trợ như sau:

Empty

Những đối tượng được hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do COVID-19

Quyết định quy định đối tượng được hỗ trợ gồm:

1- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30.9.2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội), không bao gồm các trường hợp sau:

a- Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

b- Người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21.6.2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

2- Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1.1.2020 đến hết ngày 30.9.2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hằng tháng.

unnamed

3- Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Căn cứ tính mức hỗ trợ: Trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động tại thời điểm ngày 30.9.2021 nhưng chưa được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đến ngày 30.9.2021 chưa có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng làm căn cứ để xác định mức hỗ trợ của người lao động là tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021.

Mức hỗ trợ

Hỗ trợ một lần bằng tiền, cụ thể như sau:

a- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: Hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.

b- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: Hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.

c- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: Hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.

d- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: Hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.

đ- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: Hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.

e- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: Hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc