Người Việt thích ăn bánh mì nhưng ăn phải loại bánh mì này có thể làm biến đổi tế bào

( PHUNUTODAY ) - Bánh mì là một trong những đặc sản của ẩm thực đường phố Việt Nam. Tuy nhiên, không phải loại bánh mì nào cũng ngon và bổ.

Có nhiều công thức khác nhau để tạo nên những chiếc bánh mì. Đôi khi chúng ta không biết những chiếc bánh mì mình ăn được làm từ những nguyên liệu nào.

Cách đây không lâu, Trung tâm Khoa học và Môi trường Ấn Độ đã tiết lộ rằng nhiều loại bánh được ưa chuộng tại quốc gia này chứa nồng độ chất phụ gia Kali Bromate cao có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Theo nghiên cứu, Kali bromate là chất phụ gia khá được ưa chuộng trong ngành công nghiệp làm bánh mì trên thế giới. Chất này giúp làm tăng khối lượng của bột mì và bánh mì, làm bột nhào đặc và chắc hơn và làm ruột bánh mì ngon hơn. Nó cũng giúp làm giảm thời gian nướng nên giúp các công ty sản xuất bánh mì tiết kiệm tiền.

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư khẳng định, Kali bromate là chất oxy hóa mạnh, có thể phá hủy tế bào, được biết như là nguyên nhân gây ung thư ở động vật và có thể gây ung thư cho người. Nó liên quan đến ung thư tuyến giáp và ung thư thận, rối loạn hệ thần kinh.

Tại Việt Nam, chất phụ gia bánh mì Kali bromate đã bị cấm sử dụng. Tuy nhiên, ngay cả khi được làm từ những nguyên liệu an toàn thì vẫn có 2 loại bánh mì có khả năng gây ung thư cho người tiêu thụ.

Bánh mì có chứa chất phụ gia bromate có thể gây ung thư

Bánh mì có chứa chất phụ gia bromate có thể gây ung thư

Bánh mì đã bị mốc

Nhiều người vì tiết kiệm nên bỏ phần mốc đi và ăn phần bánh còn lành. Thế nhưng chuyên gia Úc cảnh báo rằng một chiếc bánh mì đã bị mốc thì ngay cả phần tưởng như không bị ảnh hưởng đáng kể cũng có thể gây ngộ độc nếu ăn vào.

Phần nấm mốc có thể tiết ra chất độc trong đó có nhiều loại nấm mốc nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Nếu ăn phải thì sẽ gây hại cho hệ miễn dịch, tổn thương gan, thận.

Với những chiếc bánh mà phần mốc đã chuyển thành màu xanh lá cây thì cần cảnh giác với việc phần mốc đó là nấm Aspergillus flavus – loại nấm sản sinh ra độc tố aflatoxin có khả năng gây bệnh ung thư gan. Chất này được WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1.

Bánh mì bị nướng cháy đen

Acrylamine là một hợp chất thường được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm gia dụng, bao gồm mỹ phẩm, đồ vệ sinh cá nhân, thuốc nhuộm, vải, giấy,…

Nó cũng có thể hình thành trong thực phẩm giàu tinh bột trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao như chiên và nướng. Acrylamine xuất hiện do phản ứng hóa học giữa protein và đường, làm cho thực phẩm nấu chín có màu sẫm và mùi vị đặc biệt hơn. Vì vậy, bánh mì nướng bị cháy cũng có thể chứa acrylamide.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã phân loại acrylamide là chất có thể gây ung thư ở người. Nhiều nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng tiêu thụ acrylamide với số lượng lớn có thể làm tăng sự phát triển của các khối u vú và tuyến giáp cũng như góp phần vào ung thư nội mạc tử cung và u trung biểu mô tinh hoàn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link