Những cử chỉ, hành vi thường ngày như cách ngồi ăn, đi đứng được các cụ thời xưa ấn định nhiều quy tắc. Người xưa quan điểm rằng, khi ăn cơm, bàn tay phải nâng bát cơm lên, vừa tránh rơi đồ ăn, vừa thể hiện ý tứ. Nếu bàn tay không cầm bát cơm lên thì sẽ "nghèo khổ" cả đời. Giống như việc, phải để đồ ăn theo miệng chứ không phải miệng chạy theo đồ ăn khiến đầu chúc xuống. Quan điểm này thể hiện, việc sự no đủ sẽ đi theo mình chứ không phải ngược lại.
Người có thói quen rung chân không nhận được sự trọng dụng trong xã hội xưa. Vì lẽ đó, những người này khó có được điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp cũng như khó chọn lựa được mối nhân duyên tốt. Điều này góp phần tạo nên thực tế “đàn ông rung chân thì nghèo, đàn bà rung chân thì hèn” trong xã hội xưa.
Ảnh minh họa người ngồi rung chân
Góc nhìn nhân tướng học về thói quen ngồi rung chân, thói quen rung chân cũng là một đặc điểm được dùng khi xem tướng một người, vậy nên mới có câu “cây rung lá rụng, người rung phúc bạc”. Người có thói quen rung chân là người sống ích kỷ, mặc dù không hại người khác nhưng thường toan tính chỉ để có lợi cho mình.
Trong thuật phong thuỷ, con người được ví như một cái cây, trong đó phần chân được ví như gốc cây. Cây yên thì gốc mới vững, phát triển xanh tốt. Ngược lại cây bị rung lắc thường xuyên thì phần gốc cũng lỏng lẻo, dễ đổ ngã và khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng để phát triển. Vì thế, những cây này thường khó phát triển xanh tốt mà dễ khô héo, lụi tàn. Tương tự như vậy, một người ngồi rung chân được cho rằng dễ bị “rụng” mất phúc khí do tính khí không ổn định, tùy tiện và thiếu sự kiên định.
Quan niệm nho giáo cũng cho rằng, hành vi rung chân là thiếu lễ độ, thường gặp ở những người không được chỉ bảo đàng hoàng. Trong ứng xử, hành vi rung chân thể hiện cho sự thiếu tôn trọng người đối diện.
Ở khía cạnh khác, đôi khi rung chân xuất hiện do bản thân năng lực yếu kém, thiếu tự tin trong giao tiếp và ứng xử. Hiện tượng rung chân xuất hiện để tự an ủi và gia tăng động lực, tự tin cho bản thân. Hoặc là dấu hiệu cảnh báo nhiều chứng bệnh dưới góc độ khoa học.