Người xưa dặn: Ăn cơm phải bưng bát, đừng cúi đầu xuống ăn kẻo tài lộc bay mất. Vì sao lại thế?

09:18, Thứ bảy 13/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Ăn uống không chỉ để no bụng mà còn thể hiện sự giáo dưỡng của con người. Vì thế người xưa rất chú ý dạy con cháu về những hành xử trên bàn ăn, cách ăn uống.

Ăn uống là cách thể hiện về một con người. Cách ăn, cách nhai, cách ngồi ăn, cách gắp thức ăn cũng liên quan tới sự giáo dưỡng. Trong giao tiếp việc ăn uống thể hiện cho người khác biết bạn là ai, quan sát cách ăn uống có thể biết một người thế nào.

Người xưa cho rằng ăn uống thể hiện phẩm chất, tư chất, trí tuệ, tính cách. Hơn nữa ăn uống thể hiện phong thủy tài vận của một người. 

Người Việt dùng đũa gắp thức ăn trong bát, khác với cách người Tây dùng dao, nĩa lấy thức ăn trên đĩa. Do đó khi ăn, ông bà dạy con cháu tay phải bưng bát lên, tránh việc đặt bát ở bàn, ở chiếu rồi cúi đầu xuống, đưa miệng về phía bát ăn.

Cách ăn của người Việt là một tay bưng bát, một tay cầm đũa

Cách ăn của người Việt là một tay bưng bát, một tay cầm đũa

Thời xưa nhà giàu có thì ăn trên sập gụ, trên bàn, còn nhà bình dân, nhà nghèo thường trải chiếu thậm chí đặt mâm trên nền đất và ngồi bệt quanh mâm.

Chính vì cách ăn uống này nên khi ăn một tay bưng bát, thường là tay ít thuận, tay trái bưng lên, tay thuận cầm đũa để gắp thức ăn. Bát được đưa lên gần miệng. Điều đó thể hiện cho việc thức ăn tìm tới chúng ta chứ không phải dùng miệng đi tìm thức ăn. Thức ăn tới tức là giàu có tới, còn để miệng đi tìm thức ăn tức là cả đời gian khó nghèo khổ. Người Việt xưa hay dùng trí tưởng tượng để liên tưởng, thế nên việc bay bưng bát cơm lên gần miệng biểu trưng cho tài lộc sẽ tới, còn đặt bát xuống bàn để cúi miệng tới là cả đời đi tìm thức ăn, vừa khốn khó vừa thô tục.

Hơn nữa cách ăn của người Việt là dùng đũa gắp thức ăn, gắp hạt cơm, gắp rau, gắp canh nên nếu để bát ở bàn thì việc gắp đưa thức ăn đi xa sẽ dễ rơi vãi, rớt nước ra ngoài trông mất thiện cảm và mất ngon. Còn nếu cúi đầu xuống sẽ gây mỏi cổ, ảnh hưởng sức khỏe vì tư thế ngồi ăn không tốt, hơn nữa gây mất cảm giác khoan thai thư thái, việc ăn sẽ trở nên phàm tục.

Ăn uống thể hiện sự giáo dưỡng của một người nên ông bà dạy rất nhiều điều cần tránh khi ăn cơm

Ăn uống thể hiện sự giáo dưỡng của một người nên ông bà dạy rất nhiều điều cần tránh khi ăn cơm

Trong các giống loài thì chỉ có động vật như lợn, bò trâu, chó, gà, vịt mới cúi xuống đưa miệng vào bát đĩa đựng thức ăn. Thế nên nếu con người cũng đặt bát xuống và cúi xuống ăn thì là điềm báo xấu và trong giao tiếp thì cách này rất phản cảm.

Chính vì thế tay không bưng bát lên, mà ăn kiểu cúi xuống thì khiến người khác mất thiện cảm, đánh giá thấp. Điều đó sẽ làm tổn hại vị trí, địa vị uy tín, danh dự của bạn. Hơn nữa ngày nào cũng ăn trong tư thế này thì cổ của bạn sẽ nhanh bị thoái hóa.

Việc ăn cúi xuống như vậy còn khiến tóc tai dễ chạm vào bát thức ăn và bạn khó quan sát được người cùng ăn, và nếu ai cũng cúi như thế có thể bị chạm đầu vào nhau nếu khoảng cách ngồi gần.

Ngay kể cả cách ăn của người Tây, đặc trưng là đĩa và phải dùng dao cắt, thì khi ăn họ cùng ngồi khoan thai, đầu không cúi gằm.

Ngoài ra trong ăn uống, người xưa còn dặn có những kiêng kỵ như không được đảo lộn thức ăn, không được lật dở mình cá, không được gắp nối đũa, không vừa ăn vừa rung chân, không được chống đũa thẳng ở bát cơm, không để lộn xộn đũa bát... 

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên