Nguy hiểm khôn lường khi ăn lẩu cồn

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cồn khô, cồn lỏng được các nhà hàng và hộ gia đình sử dụng ngày càng nhiều. Các chuyên gia cảnh báo, ngoài nguy cơ bỏng, còn có thể bị ngộ độc.

Kinh hoàng cô gái thành “đuốc sống” vì ăn lẩu cồn

Cách đây một thời gian tại Trung Quốc đã xảy ra một vụ bỏng cồn kinh hoàng. Theo đó, đang vui vẻ ăn lẩu, một thực khách nữ bỗng nhiên bị bắt lửa và bùng cháy vì nhân viên phục vụ thay cồn không đúng cách.

Vụ việc xảy ra cách đây một thời gian và được camera giám sát của nhà hàng ghi lại. Theo hình ảnh trên clip thì đây là một nhà hàng ở Trung Quốc. Một cô gái đang ăn lẩu cùng với bạn trai thì nhân viên phục vụ bước đến để thay cồn cho bếp lẩu. Theo hình ảnh thì loại bếp lẩu mà đôi nam nữ này sử dụng là bếp cồn nước.

Sai lầm chết người của người phục vụ là đã đổ cồn trực tiếp vào bếp trong khi chưa tắt lửa. Ngọn lửa lập tức bùng lên hướng về phía cô gái đang ngồi ăn. Cô liền bị ngọn lửa bao trùm khắp người.

Người bạn trai đã chạy đi lấy một chiếc khăn và dập lửa cho cô nhưng ngọn lửa đã không bị dập tắt ngay một lúc. Cũng không thấy nhà hàng có bình cứu hỏa để chữa cháy.

​​

Sau khi chia sẻ lên mạng, cư dân mạng cho biết nạn nhân là một sinh viên tên là Young Qian đến từ tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc. Cô đã đi ăn cùng một người bạn trong một nhà hàng BBQ. Cô phục vụ 18 tuổi mới vào làm 1 tháng nên thiếu kinh nghiệm và đã để xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Young Qian sau đó đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu với tình trạng bỏng độ 2 còn người bạn của cô và người phục vụ chỉ bị bỏng nhẹ trên bàn tay và cổ.

Tại TP.HCM  cũng đã xảy ra một vụ bỏng cồn khô tương tự. Vợ chồng anh Võ Minh Nam (ngụ tại phường Phước Long B, quận 9, TP HCM) cùng bạn bè đi ăn lẩu tại một quán ăn ở quận 9. Khi người phục vụ đổ thêm cồn vào bếp (cồn lỏng), lửa phụt thẳng vào người khiến vợ chồng anh Nam phải nhập viện. Anh Nam phỏng 14% độ II, tập trung ở cổ, mặt, thân và hai tay; vợ anh bị phỏng 8%, tập trung ở mặt, thân và hai tay.

Trước đó, một ca bỏng cồn tại Đồng Tháp khiến 6 người nhập viện. Trong bữa ăn, gia đình dùng bếp cồn để nấu lẩu. Khi thấy bếp hết lửa, một người lấy bình cồn nước châm thêm vào. Bình cồn vừa chạm vào bếp thì ngọn lửa bỗng bốc lên. Cồn cháy văng tung tóe vào lũ trẻ đang ngồi chờ ăn. Nặng nhất là một bé 7 tuổi, bị cháy đến 95% cơ thể, đang điều trị tại khoa Phỏng – Chỉnh hình BV Nhi Đồng 1 TP HCM.

Nguy hiểm khôn lường khi ăn lẩu cồn 1
Một người đàn ông bị bỏng cồn khi đi ăn lẩu

Theo các bác sĩ chuyên khoa Phỏng tại các BV ở TP HCM, tai nạn từ bếp cồn không phải hiếm. Tất cả các bệnh nhân đều phải nằm viện điều trị nhiều tháng liền với mức viện phí lên đến cả trăm triệu đồng.

Hiện nay, các loại cồn bày bán trên thị trường hầu hết không được kiểm nghiệm. Điều này có thể có những hệ lụy khó tránh khỏi như khí thải độc ảnh hưởng sức khoẻ. Vì thế, người dùng nên cẩn trọng. Khi dùng thấy các dấu hiệu như khói, cay mắt hoặc cảm giác khó chịu cần tránh xa bếp cồn để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cồn có hóa chất độc hại

Từ các vụ việc trên, BS Trần Đoàn Đạo, Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình BV Chợ Rẫy TP HCM, cảnh báo người dân khi dùng bếp cồn nấu đồ ăn trong sinh hoạt hàng ngày cần đặc biệt chú ý, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Theo BS Đạo, phỏng cồn thường khiến vết phỏng sâu, dễ gây biến chứng. Cồn nước tuy không có khả năng gây nổ nhưng rất dễ cháy lan. Chính vì thế khi châm thêm cồn vào bếp, người châm phải tắt hết lửa còn cháy trong bếp.

Cồn khô, cồn thạch tự nhiên (chiết xuất từ ethanol) an toàn hơn với người dùng. Tuy nhiên, hiện các cơ sở đã sản xuất chạy theo lợi nhuận nên pha trộn nhiều hóa chất. Một trong các hóa chất là methanol do giá thành rẻ hơn ethanol. Theo các chuyên gia, đây là hóa chất độc hại, nhiệt độ cháy thấp, cháy không có muội. Hơi của chất metanol rất độc, có thể hấp thụ qua đường hô hấp, gây cay, rát mắt, thậm chí gây ảnh hưởng thần kinh hoặc làm kém thị lực. Trong khi đó, bằng cảm quan người tiêu dùng không thể phân biệt cồn có chứa hóa chất metanol với cồn tự nhiên.

Hiện nay, các loại cồn bày bán trên thị trường hầu hết không được kiểm nghiệm. Điều này có thể có những hệ lụy khó tránh khỏi như khí thải độc ảnh hưởng sức khoẻ. Vì thế, người dùng nên cẩn trọng. Khi dùng thấy các dấu hiệu như khói, cay mắt hoặc cảm giác khó chịu cần tránh xa bếp cồn để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Theo các bác sĩ, ngoài người lớn trẻ em cũng rất dễ trở thành nạn nhân của bỏng cồn. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên cẩn trọng, không để trẻ có cơ hội tiếp xúc với các thiết bị phát lửa hoặc nhiên liệu dễ cháy như xăng, dầu, cồn...

Nguy hiểm khôn lường khi ăn lẩu cồn 2
Bé trai 2 tuổi bị bỏng cồn khi đi ăn lẩu với bố ở TP.HCM

Trong sơ cấp cứu bỏng cồn, bước đầu tiên là làm dịu mát vùng da bị tổn thương bằng cách nhúng trong nước hoặc đặt trẻ dưới vòi nước chảy, tránh để nước tràn vào mũi, miệng nạn nhân. Không tự ý dùng thuốc bôi hay các loại lá dân gian, tránh làm bong tróc phần da bị bỏng. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

 

Cách trộm vào nhà qua cửa cuốn khiến nhiều người phát hoảng
Cách trộm vào nhà qua cửa cuốn khiến nhiều người phát hoảng
(Xã hội) - (Phunutoday) - Video thực nghiệm hiện trường một vụ trộm vào nhà qua cửa cuốn một cách dễ dàng khiến nhiều người hoảng sợ.
Một phụ nữ ăn trộm lại khiến nhiều người phải xấu hổ
Một phụ nữ ăn trộm lại khiến nhiều người phải xấu hổ
(Xi nhan) - (Phunutoday) - Người phụ nữ cúi đầu và lúng túng trả lời: “Đúng vậy! Thưa quan tòa, tôi thực sự đã ăn trộm bánh mì!”
Không ai có quyền tước đi sinh mạng...kể cả với trộm chó
Không ai có quyền tước đi sinh mạng...kể cả với trộm chó
(Xi nhan) - (Phunutoday) - Không ai có quyền tước đi sinh mạng của người khác, kể cả với trộm chó. Trong một xã hội thượng tôn pháp luật thì cần phải hành xử theo pháp luật
Theo:  khoevadep.com.vn