Viêm nhiễm vùng kín nặng lá trầu không
Chị Thanh Ngọc (Cầu Giấy- Hà Nội) sau khi sinh con đầu lòng thì tình trạng viêm nhiễm ngày càng tệ. Chị nghe bạn bè mách nhỏ nên thường xuyên dùng nước đun lá trầu không để vệ sinh.
Chị tâm sự: “Thời gian đầu, tôi thấy tình trạng ngứa có dịu đi, không còn cảm giác khó chịu. Do vậy, tôi dùng loại nước này để vệ sinh hằng ngày. Tuy nhiên, bệnh nấm không khỏi hẳn, khí hư ra nhiều hơn. Những lúc đó, tôi ngâm nước trầu không thì thấy đỡ nhưng lau khô thì lại ngứa”.
Để chấm dứt tình trạng viêm và ngứa, chị Ngọc đã đến một phòng khám sản phụ khoa ở Ba Đình để được bác sĩ tư vấn và điều trị. Bác sĩ cho biết, bệnh nấm của chị nặng hơn một phần do chị đã dùng nước lá trầu không để ngâm vùng kín quá lâu.
Cụ thể, nếu lá trầu không được làm sạch kỹ hoặc nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, khi đem vào sử dụng cũng sẽ như những thực phẩm bẩn. Thay vì hấp thụ chất dinh dưỡng, “cô bé” sẽ phải tiếp nhận một lượng lớn độc hại và sinh thêm bệnh.
Thứ hai, nước lá trầu không cũng không khác những loại tinh phẩm khác, nếu để qua đêm khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và phát triển. Sau đó, khi dùng lại nước này để rửa, vô tình chúng ta đón nhận thêm một lượng lớn tác nhân gây hại nấm, men, mốc cho vùng kín vốn đã rất nhạy cảm của mình.
Đặc biệt, nhiều chị em cứ mù quáng vào nước lá trầu không, ngâm rửa liên tục trong thời gian dài, tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản về sau.
Dấu hiệu cảnh báo vùng kín đang có vấn đề chị em hết sức chú ý
Có mùi
Nếu vùng kín có nặng mùi một cách bất thường, bạn có thể bị nhiễm khuẩn như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc do trùng roi trichomoniasis. Bác sĩ phụ khoa Mary Jane Minkin từ Mỹ cho biết trong trường hợp này, bạn có thể uống kháng sinh để đẩy lùi bệnh. Ngoài ra, một thủ phạm phổ biến gây mùi ở phụ nữ là việc bỏ quên tampon (băng vệ sinh hình trụ) hoặc bao cao su trong “vùng kín”. Trong trường hợp này, bạn phải đến bác sĩ để gắp dị vật ra khỏi cơ thể.
Chảy máu bất ngờ
Nếu bị chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến là sự mất cân bằng nội tiết tố do thuốc tránh thai. Nếu chảy máu dai dẳng, bạn phải đến ngay bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, có thai hoặc có polyp ở cổ tử cung.
Nếu chảy máu sau khi làm “chuyện ấy” hoặc đi vệ sinh, có thể bạn đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu tình trạng kéo dài, bạn cần đến bác sĩ kiểm tra xem liệu mình có mắc bệnh lậu hoặc chlamydia không, bác sĩ Dweck khuyên.
Ngứa ngáy khó chịu
Bạn có cảm giác như kiến bò trong “vùng kín” và cảm giác này lặp lại nhiều lần? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn, bác sĩ Minkin cho biết. Tuy nhiên, nếu bạn khám nhưng không có bệnh, đây có thể là phản ứng da đơn giản với một hóa chất nào đó như xà phòng, nước vệ sinh phụ nữ…
Khí hư bất thường
Khí hư có thể đi kèm hàng tá vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, đừng hoảng sợ nếu điều này diễn ra hằng tháng vì đây là hiện tượng sinh lý thông thường của phụ nữ, bác sĩ Dweck nói. Tuy nhiên, nếu bạn thấy khí hư của mình có màu, mùi khác lạ, hãy đến bác sĩ.
Đau khó đi tiểu, quan hệ
Đau “vùng kín” có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng hoặc bệnh lây qua đường tình dục. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 ngày, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Nếu cơn đau chỉ xảy ra 1 hoặc 2 lần sau quan hệ tình dục, đây có thể là dấu hiệu việc thiếu chất bôi trơn