Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng bào thai

15:00, Thứ tư 02/04/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mẹ lo lắng cho sự phát triển của con ngay từ trong bụng mẹ? Mẹ phân vân không biết liệu con đã được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển chưa? Mẹ sợ con bị suy dinh dưỡng và không biết tình trạng của con ngay từ trong bụng để có thể điều chỉnh kịp thời? Hãy cùng Phunutoday tìm hiểu nhé!

Trong cuộc đời người phụ nữ, thai nghén là thời kỳ vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sức khoẻ của bà mẹ, tới tương lai mai sau của đứa trẻ. Suy dinh dưỡng bào thai là tình trạng thai nhi thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng.

Trong thời kỳ mang thai, nếu bà mẹ ăn uống không đầy đủ sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, hậu quả là đứa trẻ sinh ra nhẹ cân, chiều dài kém hơn bình thường, gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và vận động, khi lớn lên khó đuổi kịp được những bạn cùng trang lứa cả về thể lực lẫn trí lực.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng bào thai với các bệnh mạn tính như: tim mạch (bệnh mạch vành, tăng huyết áp…); bệnh chuyển hoá (béo phì, đái đường…); bệnh máu (thiếu máu dinh dưỡng…); các dị tật bẩm sinh (dị tật ống thần kinh…).

Những đứa trẻ bị  suy dinh dưỡng bào thai nếu tiếp tục sống trong môi trường thiếu thốn sẽ bị thấp, còi, suy dinh dưỡng  rồi trở thành những bà mẹ thấp bé nhẹ cân. Khi có thai, những bà mẹ này lại đẻ ra những đứa con cân nặng thấp, theo một vòng luẩn quẩn.

Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai nếu được sống trong môi trường thực phẩm đầy đủ có thể đuổi kịp về cân nặng nhưng dễ trở thành thấp béo (hoặc béo phì), về sau trở thành những bà mẹ thấp béo, dễ mắc những bệnh mạn tính và có thể lại sinh ra những đứa con thiếu cân suy dinh dưỡng .

Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai

Tuổi tác của người mẹ

Cơ thể của người phụ nữ từ 30 tuổi trở đi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, và già cỗi, mẹ sẽ không cung cấp cho thai nhi đầy đủ dinh dưỡng như khi còn trẻ.

Sức khỏe của người mẹ

Sức khỏe của mẹ quyết định sức khỏe của con. Ví dụ như trong thời gian có thai, nếu người mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, thai nhi sẽ có khả năng bị dị tật bẩm sinh.

Dinh dưỡng của người mẹ

Dinh dưỡng trong cơ thể của mẹ theo máu qua nhau thai đến nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy mà chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phải chỉ cần số lượng, mà còn phải đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là đạm và canxi để bảo đảm sự phát triển của  bào thai.

Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai

Khi mang thai, lao động nặng tiêu tốn lấn phần năng lượng dành cho sự phát triển thai nhi và dự trữ sinh sữa sau này. Vì thế, mẹ làm việc vất vả trong thời gian mang thai, mẹ sẽ không có đủ năng lượng để giúp thai nhi lớn lên và mẹ cũng có nhiều nguy cơ ít sữa, mất sữa sớm.

Nhận biết trẻ suy dinh dưỡng bào thai

Mẹ có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng qua các kỳ khám thai. Dựa vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.

Bên cạnh đó, qua mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai, mẹ cũng có thể nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Thông thường, thai phụ tăng từ 10 – 12kg. 3 tháng đầu chỉ tăng 1 kg, 3 tháng thứ 2 tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2 kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.

suy dinh dưỡng bào thai

Khám thai định kỳ giúp mẹ nhận biết dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai

Và muộn nhất dấu hiệu muộn nhất là khi trẻ ra đời, dù đủ tháng nhưng cân nặng của trẻ dưới 2500g, điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai.  Và ba mẹ cần có các chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ theo kịp sự phát triển của độ tuổi.

Vì suy dinh dưỡng để lại nhiều hậu quả cho sự phát triển của trẻ sau này. Đó thực sự là một điều thiệt thòi cho các em so với các bạn của trang lứa. Do đó, khi mang thai, mẹ cần có chế độ làm việc hợp lý, tránh lao động vất vả và giữ tinh thần thoải mái…. Mẹ cần cần bổ sung đa dạng nhóm thức ăn, đặc biệt là đạm, các chất khoáng như canxi sắt và phong phú các loại vitamnin A, B, C, E… để thai nhi có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.

  • Bạn có thể tham khảo thêm những chỉ số sau để theo dõi sự phát triển của em bé:
  •  
  • Tuần thai Chiều dài Trọng lượng
    12 6,5cm 18g
    16 16cm 135g
    20 25cm 340g
    24 33cm 570g
    28 37cm 900g – 1kg
    32 40,5cm 1,6kg
    36 46cm 2,5kg
    40 51cm 3,4kg

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự