1. Thói quen khi mang bầu của mẹ ảnh hưởng đến khẩu vị của con
Theo tờ Silence Daily cho biết, trên thực tế, khi chưa chào đời, các bé đã có thể cảm nhận được hương vị của những loại thực phẩm mà mẹ ăn. Lúc còn ở trong bụng, các bé sẽ được tiếp xúc với những mùi vị của thực phẩm người mẹ ăn thông qua nước ối. Đặc biệt ở ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ hấp thụ lượng nước ối lớn nhằm đáp ứng quá trình phát triển cũng như hoàn thiện hệ thống các giác quan.
Những thực phẩm mẹ bầu lựa chọn khi mang thai sẽ có ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) tới cảm giác cũng như loại thức ăn yêu thích của con trẻ trong tương lai.
2. Mẹ ăn uống cầu kỳ sinh con kén ăn
Chán ăn, quá kén chọn thức ăn trong thời gian mang thai không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng tới thói quen ăn uống của con sau khi sinh ra. Sự kén ăn có thể xuất phát từ tính cách mẹ bầu hoặc do sự thay đổi bên trong cơ thể khi bắt đầu mang thai. Nhưng dù là nguyên nhân gì, mẹ bầu cũng cần khắc phục để đảm bảo ăn đủ bữa với chế độ dinh dưỡng cân bằng, không nên chỉ thích ăn một loại thực phẩm mà mỗi bữa ăn cần có đủ thịt, cá, rau, trái cây…
3. Mẹ lười vận động sinh con kém thông minh
Nếu trong thời kỳ mang thai, các bà bầu “ngại vận động” thì sẽ khiến việc trao đổi chất bị kém đi, thể lực yếu, quan trọng hơn là lượng mỡ không được tiêu hao sẽ tích tụ và gây béo phì. Các bác sĩ đã đưa ra kiến nghị rằng những người phụ nữ đang mang thai nên hoạt động để nâng cao khả năng tư duy cũng như sự nhẫn nại, điều này là hoàn toàn có lợi cho cả người mẹ lẫn đứa bé sau khi chào đời. Ngoại trừ trường hợp một số người phụ nữ đang mang thai đã có vấn đề về sức khỏe ra thì tốt nhất, mỗi ngày nên dành thời gian tập luyện cho đều đăn. Những hoạt động tập luyện này có thể là đi tản bộ hoặc vận động nhẹ nhàng.
4. Mẹ ngủ muộn, thức đêm sinh con hay ngủ ngày chơi đêm, thiếu máu, chậm phát triển
Nếu người mẹ trong thời gian mang thai có thói quen ăn ngủ điều độ, ngủ sớm dậy sớm thì khi sinh ra, em bé sẽ sinh hoạt rất nề nếp, ăn ngủ đúng giờ, ban ngày ít khóc, ban đêm ngủ ngon. Ngược lại, nếu mẹ bầu thường thức khuya thì sau này con thường ngủ vào ban ngày và thức chơi đùa suốt đêm.
Khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu mẹ bầu ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt với sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Nếu tình trạng mẹ bầu ngủ muộn kéo dài cộng với sự thiếu dinh dưỡng thì điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể sẽ bị chậm phát triển,
Theo các chuyên gia y tế, mỗi ngày mẹ bầu cần ngủ ít nhất 8 giờ đồng hồ, trong đó ngủ trưa 1 giờ, đồng thời nên hạn chế sử dụng các chất kích thích gây khó ngủ và tránh xa những nơi ồn ào, đông đúc.
5. Mang bầu mẹ nổi giận sinh con hay cáu gắt
Các chuyên gia tâm lý cho rằng trong 9 tháng thai kỳ, nếu mẹ bầu bị rối loạn tâm lý, dễ nổi giận hoặc buồn chán, lo lắng vô cớ có thể dẫn đến những thay đổi môi trường bên trong cơ thể và thông qua nhau thai, sự thay đổi này sẽ truyền sang bé, gây ảnh hưởng không tốt cho tính cách của bé.
Nếu tinh thần của người mẹ tốt, tâm trạng luôn vui vẻ thì đứa trẻ khi sinh ra cũng sẽ hoạt bát, thông minh. Ngược lại, nếu người mẹ luôn phải chịu căng thẳng sẽ khiến cho nhịp tim đập nhanh và sức khỏe của thai nhi có sự thay đổi bất thường. Các chuyên gia sức khỏe nhận định rằng, nếu người mẹ luôn duy trì được tâm lý vui tươi thì sẽ là điều rất có lợi cho thai nhi.
Để cải thiện sự mất cân bằng tâm lý, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi dạo, tập thể dục, thực hiện các hoạt động thư giãn, giải trí như đi chơi, nghe nhạc…
6. Mẹ uống rượu, hút thuốc sinh con dễ mắc các chứng bệnh về trí não
Bà bầu hút thuốc trong thời kỳ đầu (mang thai 3 tháng), sinh con dễ mắc chứng sứt môi, hở hàm ếch, và trí não không phát triển bình thường. Giai đoạn cuối thai kỳ cũng là thời điểm mà các tế bào thần kinh của thai nhi “bắt liên lạc” với não bộ của người mẹ. Do đó, bị kích thích bởi nicotine trong thuốc lá sẽ gây tổn thương nặng tới não bộ, khiến trẻ bị dị tật về thần kinh, rối loạn tâm thần thậm chí tử vong ở trẻ.
7. Mẹ lười suy nghĩ sinh con kém thông minh
Khi mang thai, một số mẹ bầu thường vin vào cớ đó để nghỉ ngơi nhiều hơn cả về thể chất và trí tuệ. Mọi người trong gia đình cho đó là đặc tính, quyền lợi và ủng hộ sự lười biếng này. Làm như vậy là thiếu khoa học và không tốt cho sự phát triển tư duy của em bé, bởi việc truyền tin thông tin từ mẹ sang con trong thời gian mang thai rất mật thiết.
Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ luôn duy trì tinh thần học hỏi, tiếp thu kiến thức, em bé sẽ liên tục nhận được các tín hiệu kích thích não bộ phát triển. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên đọc nhiều sách và thưởng thức âm nhạc, vận động cơ thể để sau này khi sinh ra bé sẽ có nền tảng phát triển trí tuệ tốt hơn.