“Nhân quý cửu phẩm” – 9 phẩm chất đáng quý nhất của người thành công, ai có được 3 cũng là đáng mừng

13:58, Thứ hai 06/06/2022

( PHUNUTODAY ) - Câu nói "nhân quý cửu phẩm" nhắc đến 9 phẩm chất đáng quý của con người. Muốn thành công và được người khác coi trọng, bạn cân tu dưỡng 9 phẩm chát đáng quý này.

1. Trung thực

Trung thực là đức tính quý báu của một con người. Đây dường như là một khái niệm đơn giản. Nhưng trung thực vượt xa khái niệm "không nói dối". Sống chân thành và nói những lời trung thực sẽ giúp con người ta ngày càng nhân ái, chan hòa, được nhiều người yêu mến. Trung thực làm nên nhân cách con người chân chính. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ, nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân. Chỉ bằng cách sống thành thật và trung thực, bạn mới có thể giành được sự tôn trọng của người khác và phát triển sự nghiệp của chính mình.

1

2. Biết cách thừa nhận sai lầm

Không phải ai cũng sẵn lòng thừa nhận sai lầm trước người khác. Thừa nhận sai lầm là một điều khó khăn đối với bất kỳ ai. Thường thì người ta hay đổ lỗi cho người khác hơn, nhìn nhận rằng mọi việc là do lỗi của người khác trước và cho rằng nhận thức của mình là đúng. Thực ra, không thừa nhận sai lầm tự nó đã là một sai lầm.

3. Thành tín

Trong giao tiếp giữa người với người, điều quan trọng là phải giữ sự thành tín. Cổ nhân coi việc thủ tín là một trong những phẩm hạnh làm người vô cùng quan trọng, coi trọng việc nói có uy tín, làm ra kết quả. “Nhân nhi vô tín, vị tri kỳ khả”, nếu một người không giữ chữ tín thì chuyện gì cũng không thể làm trọn vẹn. 

Làm người, chỉ khi thành tín mới được người khác tôn trọng, mới có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Đối với công việc cũng vậy, dù là vấn đề gì, đều cần thực sự cầu thị, tuyệt đối không thể làm giả, thất tín với mọi người.

3

4. Sống thiện lương

Trong thời điểm nhiễu nhương, sống thiện lương thường hay bị chê cười. Nhưng rốt cuộc sống thiện lương lại là cách duy nhất có thể bảo tồn lương tri, ban cho con người hy vọng, đưa con người vượt thoát tuyệt cảnh.

Người xưa nói: “Người tốt được mọi người kính trọng, đạo trời che chở, phước báo theo sau, điều tà tránh xa, thần linh bảo vệ.”

Thiện lương chân chính không nằm ở hình thức bề ngoài mà là thể hiện của nội tâm. Sống thiện lương không phải là tỏ vẻ thành kính nơi chùa chiề mà xử tốt với mọi người. Thiện lương là yếu tố quan trọng nhất trong phẩm chất của một người tốt. Người thường giữ cho mình một trái tim biết ơn luôn được mọi người kính trọng.

5. Sự khoan dung

“Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”, ý nói biển lớn dung nạp trăm nghìn dòng sông, tấm lòng bao dung mới có thể trở nên vĩ đại. Con người phải có tấm lòng bao dung mới có thể tha thứ được những điều khó tha thứ trong cuộc đời.  Việc cứ giữ mãi sự thù hận trong lòng chỉ khiến con người ta càng lúc càng đau khổ, mệt mỏi. Vì vậy, hơn hết, hãy đối xử khoan dung với người khác. Đây cũng chính là cách để bạn có được sự thanh thản trong tâm hồn.

4

6. Luôn thấu hiểu

Bên cạnh yêu thương và khoan dung thấu hiểu là một cảnh giới tư tưởng khác. Thấu hiểu là cảm giác gần gũi, không có khoảng cách. Thấu hiểu là tấm chân tình nơi trái tim, là sự giao cảm trong sinh mệnh, là bến đỗ bình yên cho tâm hồn. Nhưng muốn thấu hiểu thì cần có sự giao tiếp, quan tâm lẫn nhau. Bởi vì thiếu giao tiếp, thì sẽ sinh ra nghi kỵ đúng sai, tranh chấp và hiểu lầm, có thể lý giải thì mới có thể thấu hiểu.

7. Khiêm tốn

Có câu nói : "Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu". Khiêm tốn là một phần quan trọng tạo nên phẩm chất của một người tốt. Xưa nay, những người càng có thực tài, tầm hiểu biết càng rộng thì lại càng khiêm tốn, không bao giờ thể hiện mình tài năng. Người xưa nói: “Dù là người ở đẳng cấp nào thì cũng không được nịnh bợ, dù hành nghiệp gì cũng không được hợm mình.”

Làm người mà khiêm tốn một chút thì không những có lợi cho sự tiến bộ của bản thân mà càng có thể hòa đồng với những người khác. Một người khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến.

8. Nhu hòa

Nhu hòa chỉ tính cách ôn hoà, nhu thuận, dễ chung sống hoà hợp với người khác, được cho là vẻ đẹp tài đức của con người. Người nhu hòa thường giữ được thái độ khiêm nhường, cẩn trọng dựa trên nguyên tắc bất di bất dịch. Mặc dù họ kiên trì giới hạn của mình nhưng không cố chấp, nắm vững nguyên tắc nhưng lại tôn trọng người khác. Người nhu hòa hiểu rằng giữa người với người cần thiện đãi nhau, nên có thể nắm vững được chữ “độ” (chừng mực) trong cuộc sống. 

Con người vốn là răng cứng lưỡi mềm, cho đến cuối đời răng dù đã rụng hết mà lưỡi vẫn còn, cho nên mềm mại, nhu hòa thì mới có thể lâu bền. Một trái tim nhu hòa là tiến bộ lớn nhất trong tu dưỡng bản thân. Một cuộc sống nhu hòa thì mới có thể hạnh phúc và lâu dài hơn.

9.  Biết buông bỏ

Cuộc sống đôi khi được ví như chiếc vali, khi cần hãy nâng lên, khi không cần nữa thì hãy đặt xuống. Vào thời điểm nên buông xuống mà lại không chịu buông thì chẳng khác gì kéo lê chiếc vali nặng nề, trong tâm không thể nào tự tại.

Cổ ngữ nói: “Cầm lên được, hạ xuống được”, “cầm lên được” là năng lực, là nắm giữ, chịu trách nhiệm. “Hạ xuống được” lại là trí tuệ, là giải thoát, là tiêu diêu tự tại. Cho nên, trong cuộc sống cần biết việc gì nên nắm giữ thì nắm giữ, việc gì không nên thì hãy buông bỏ.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Quỳnh Trang