Không nên hô đổ xăng đầy bình, 100k hay 50k
Theo các chuyên gia cho biết khi đi đổ xăng bạn không nên hô đổ xăng đầy bình, 100 nghìn hay 50 nghìn, Bởi với cách đổ xăng này bạn sẽ không bao giờ đo được số xăng đúng và người bán xăng dễ dàng gian lận ăn bớt xăng của bạn.
Nguyên nhân do các cây xăng sử dụng cò bơm tự động với cơ chế hút xăng ngược trở lại. Khi xăng tới mức đấy và chạm tới mép vòi bơm sẽ ngăn thao tác bơm tránh tràn ra ngoài. Như vậy là bạn đã mất đi một lượng xăng mà không bạn hề biết.
Nên đổ đúng và cùng loại xăng
Ví dụ như xe ga thì cần đổ xăng 95 và xe số thì dùng xăng 92. Việc đổ đúng loại xăng cho xe sẽ giúp xe tiết kiệm năng lượng đáng kể. Nếu không đổ đúng loại, xăng sẽ không cháy hết mà tạo ra cặn trong xe khiến xe tốn công suất, tốn xăng hơn. Việc đổ đúng loại xăng cho xe rất quan trọng vì việc này giúp xe chạy êm hơn và tiết kiệm xăng hơn.
Nên nhớ thời điểm “vàng” để đổ xăng
Nếu bạn đi đổ xăng vào sáng hoặc tối, thì cùng một thể tích như thế có thể có được một lượng nhiều hơn, nếu tích lũy trong thời gian dài thì số tiền chúng ta tiết kiệm được cũng sẽ không ít. Thời gian thích hợp nhất để đi đổ xăng là vào khoảng 5-8h sáng, khi đó nhiệt độ ở trong bồn chứa là thấp nhất. Chính vì vậy, khi đi đổ xăng bạn nên đổ xăng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối để có thể có được lượng xăng chuẩn và đầy nhất.
Nên quan sát trạm xăng của cánh taxi
Bạn nên mua xăng ở các cây xăng có nhiều lái xe taxi hoặc xe tải ghé vào. Đây là một mẹo nhỏ "ăn hôi" thông minh của nhiều người tiêu dùng. Những lái xe taxi hoặc xe tải thường xuyên đi lại, do đó họ có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xăng dầu.
Để ý tiểu xảo của nhân viên bán xăng
Một trong những cách giúp bạn không bị người bán xăng qua mặt là trong khi đổ xăng, bạn hãy lưu ý các hành động của nhân viên và luôn yêu cầu họ trả về số 0 trước khi đổ xăng cho bạn. Việc này sẽ giúp việc nhân viên đổ dồn và làm ảnh hưởng đến số xăng mà bạn nhận được.
So sánh giá giữa các lần đổ
Một trong những cách giúp bạn tiết kiệm tiền xăng không bị người bán hàng qua mặt là bạn hãy nhớ và so sánh giá giữa các lần đổ tại cùng một địa điểm để biết được họ có gian lận số xăng của bạn hay không? Ví dụ như bạn đổ 50.000 đồng thì đầy bình nhưng đổ 50.000 đồng lần thứ 2 mà vẫn chưa đầy bình thì bạn cần xem lại vì có thể bạn đã bị gian lận xăng.