Nhân viên ngân hàng lâu năm tiết lộ: đừng tiết kiệm 1 số tiền lớn mà hãy "chia trứng vào nhiều giỏ"

21:45, Thứ hai 18/07/2022

( PHUNUTODAY ) - Quản lý tiền luôn là vấn đề đau đầu của các chị em "tay hòm chìa khóa" gia đình. Liệu tiết kiệm cả 1 số tiền lớn vào duy nhất 1 sổ tiết kiệm hay chia ra làm nhiều sổ tiết kiệm nhỏ mới là cách quản lý tiền thông minh?

Chắc hẳn, đa số chúng ta đều có 1 chút tiền không dùng đến để tiết kiệm, tuy nhiên có rất ít người biết cách quản lý số tiền tiết kiệm này sao cho đúng, sao cho hợp lý, sao cho sinh lời gấp đôi. Có không ít người khi gửi tiết kiệm lại không gửi hết "số tiền nhàn rỗi", vì sợ rằng khi cần tiền thì không rút ra được, hoặc phải rút trước hạn thì xem như mất tiền lãi.

nguyentactietkiemtien4

Giải pháp cho vấn đề này không hề cao xa gì mà thực ra vô cùng đơn giản: chia nhỏ các số tiền vào nhiều sổ tiết kiệm khác nhau thay vì chỉ gửi hết tiền vào một sổ. Hay người ta còn gọi phương pháp quản lý "tiền nhàn rỗi" này là : chia trứng vào nhiều giỏ.

Linh hoạt rút tiền gửi khi cần mà không cần tất toán trước hạn

Khi chia nhỏ số tiền vào các sổ khác nhau thì khi cần tiền gấp thì bạn chỉ cần tất toán trước 1 sổ nhỏ so với số lãi suất hưởng từ các sổ tiết kiệm còn lại thì chỉ là "muối bỏ bể".

nguyentactietkiemtien3

Ví dụ: bạn có khoản tiền nhàn rỗi là 100 triệu để gửi tiết kiệm. Thay vì gửi hết vào 1 tài khoản tiết kiệm duy nhất, bạn có thể chia ra làm 3 sổ với số dư 2 sổ mỗi sổ 30 triệu và 2 sổ nữa mỗi sổ 20 triệu. Nếu ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm chưa đến mà bạn cần gấp 20 triệu để chi tiêu, bạn chỉ cần tất toán 1 sổ tiết kiệm còn 3 sổ còn lại vẫn tiếp tục được duy trì để nhận tiền lãi.

Mỗi khoản tiết kiệm đều có 1 mục đích riêng

nguyentactietkiemtien2

Chắc chắn bạn không chỉ tiết kiệm để đấy mà bạn phải có mục đích tiết kiệm thì bạn mới có động lực kiếm thêm để tăng thêm quỹ tiết kiệm đó. Ví dụ bạn bạn muốn để tiền để mua xe, mua nhà, đi du lịch, hay đề phòng tình huống khẩn cấp thì hãy mở 4 sổ tiết kiệm với 4 mục đích như trên. Bạn có thể phân bố 50 triệu cho mục đích mua ô tô, 100 triệu cho mua nhà, 20 triệu cho đi du lịch và 30 triệu để phòng thân. Việc chia rõ các sổ tiết kiệm với nhiều mục đích khác nhau sẽ giúp bạn "không bị giẫm chân" lên nhau.

Giả sử bạn có 3 mục tiêu tiết kiệm riêng biệt: mua xe hơi, dành tiền đi du lịch, đề phòng tình huống khẩn cấp; hãy mở 3 tài khoản tiết kiệm độc lập với kỳ hạn và hình thức phù hợp. Bằng việc mở riêng các sổ, bạn sẽ luôn biết được mình đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho mỗi mục tiêu. 

Tối đa thậm chí sinh lời gấp đôi tiền lãi tiết kiệm

nguyentactietkiemtien1

Bạn hoàn toàn có thể tối đa hóa lợi ích khi gửi tiết kiệm bằng việc gửi tất cả các khoàn tiền nhàn rỗi vào nhiều sổ, với kỳ hạn khác nhau. Những khoản tiền nhàn rỗi lâu dài nên được gửi với kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao hơn. Ví dụ bạn có 4 sổ tiết kiệm : sổ 50 triệu cho mục đích mua ô tô, 100 triệu cho mua nhà, 20 triệu cho đi du lịch và 30 triệu để phòng thân. Thì với những sổ tiết kiệm như mua nhà hay mua xe thì nên để kỳ hạn lâu 1 chút như khoảng từ 6 tháng - 1 năm còn sổ phòng thân hãy sử dụng các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng trở xuống. 

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Huyền Trang