Nhìn bàn tay trẻ, nếu có dấu hiệu này chứng tỏ IQ cao, con thông minh hơn người

( PHUNUTODAY ) - Bàn tay của trẻ là bộ phận có thể kiểm chứng và thể hiện trí thông minh của con.

Nuôi con thông minh là mong ước của tất các các bậc phụ huynh. Vậy có thể đoán biết trước phần nào trí tuệ của con khi con còn rất nhỏ không?

Sự phát triển của trẻ được chia thành hai khía cạnh, một là những cử động nhỏ và hai là những cử động lớn, và quan trọng nhất của những cử động nhỏ này chính là sự linh hoạt của các ngón tay của bé. Mọi hoạt động trong cơ thể chúng ta đều tương ứng với một số vùng của não bộ.

Các ngón tay tuy nhỏ nhưng các tế bào thần kinh bên trong lại rất phong phú, mỗi khi bé cử động một ngón tay thì lượng máu lên não sẽ tăng lên, do đó, nếu các ngón tay của bé rất linh hoạt và hoạt bát thì có nghĩa là bé não bộ phát triển rất tốt. Nếu não bộ phát triển tốt, em bé lớn lên sẽ là một đứa trẻ thông minh!

Các mốc vận động tay của bé từ 0-1 tuổi và cách cha mẹ kích thích con vận động tay.

15

0-1 tháng

Khi mới lọt lòng, bàn tay bé còn ít sức lực, cử động lung tung. Lúc này, mẹ nên xoa bàn tay bé bỏng của trẻ nhiều hơn để các dây thần kinh ở bàn tay được kích thích đủ và duy trì hoạt động, đặc biệt là lòng bàn tay, mu bàn tay và các đầu ngón tay của trẻ có thể khiến xúc giác của trẻ trở nên nhạy cảm hơn.

2-3 tháng

Lúc này bé sẽ cố gắng chủ động cầm nắm một số đồ vật, nhưng cử động sẽ không khéo léo và việc cầm nắm không được chính xác. Mẹ có thể chuẩn bị một số đồ chơi cầm nắm cho bé như lục lạc, xúc xắc để em bé có thể chạm vào các vật liệu khác nhau khi cầm nắm, và nâng cao nhận thức.

4-6 tháng tuổi

Bé 4-5 tháng tuổi các ngón tay rất linh hoạt, bé bắt đầu cầm nắm đồ vật bằng cả 2 tay và đưa vào miệng, có cảm giác định hướng tốt hơn khi cầm nắm, giai đoạn này bé có thể tập cho bé cầm nắm đồ vật từ nhỏ đến lớn, từ xa đến gần, và để rèn luyện cho bé tính chính xác và khả năng phối hợp, bạn có thể treo đồ chơi, hoặc chủ động đưa cho bé thứ gì đó có thể thay đổi và kéo để bé thử.

7 - 11 tháng tuổi

Giai đoạn này bé tập bò và đứng vịn. Bàn tay sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với đồ vật. Sự tò mò của bé cũng tăng lên và do có thể chủ động di chuyển theo ý mình nên bé có thể cầm nắm, tìm đồ vật mình muốn và đưa vào mồm để cảm nhận.

1 tuổi

Trẻ em khoảng một tuổi về cơ bản được tự do sử dụng tay. Lúc này, tay bé phát triển khá linh hoạt, bé có thể tùy ý điều khiển tay để lấy đồ và đặt đúng vị trí mình muốn.

Sự phát triển bàn tay của trẻ là biểu hiện bên ngoài của quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ. Tay của trẻ càng linh hoạt thì trí tuệ của trẻ càng phát triển tốt hơn, vì vậy cha mẹ nên có mục đích tập luyện cho trẻ phát triển tay từ khi trẻ còn sơ sinh, để giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link