Nhìn thấy dấu hiệu này có thể bạn đang đối mặt ung thư máu, đi khám ngay đừng chủ quan

09:12, Thứ tư 21/06/2017

( PHUNUTODAY ) - Nhìn thấy dấu hiệu này có thể bạn đang đối mặt ung thư máu, đi khám ngay đừng chủ quan với sức khoẻ của mình.

vet-bam-tim-tren-da-dau-hieu-canh-bao-benh-cuc-nguy-hiem

 

Ung thư máu

Nếu cơ thể mắc chứng rối loạn máu khiến máu khó đông thì cũng rất dễ bị bầm tím da cho dù chỉ là những va chạm rất nhẹ trong hoạt động hàng ngày.

Ngoài ra, nếu thường xuyên xuất hiện vết bầm không rõ nguyên nhân thì đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh ung thư máu. Đây đều là những căn bệnh rất nguy hiểm và khả năng tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Lão hóa

Khi có tuổi, quá trình cơ thể sản xuất collagen giảm và lớp mỡ bảo vệ da bị mất. Sau tuổi 60, cơ thể có thể xuất hiện các vết bầm tím không lý do.

Rối loạn máu

Người mắc bệnh máu khó đông máu, máu không đông, chảy máu kéo dài sẽ xuất hiện các vết bầm tím dù va chạm nhỏ nhất. Vết bầm không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ trong trường hợp vết bầm tím có thường xuyên.

Thuốc

Một số thuốc khi dùng vượt quá liều như aspirin, thuốc tránh thai, steroid..., có thể gây ra những vết bầm trên da không rõ nguyên nhân.

vet-bam-tim-tren-da-dau-hieu-canh-bao-benh-cuc-nguy-hiem1

 

Xuất huyết do bệnh da liễu

Trong tình trạng ày, máu rỉ từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng nghìn vết bầm tím nhỏ, có thể gây ngứa. Hãy dùng thuốc điều trị để tránh rủi ro.

Thiếu vitamin C

Vitamin C rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và hình thành collagen. Thiếu vitamin C làm cho mạch máu nhỏ bị vỡ, dẫn đến bầm tím. Thiếu hụt vitamin quan trọng này cũng có thể là một trong những lý do chính tạo ra các vết bầm tím.

Xuất huyết nội tạng

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông máu - cầm máu do kháng thể kháng tiểu cầu của người bệnh tự phá hủy tiểu cầu của chính bản thân.

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào chính của máu bên cạnh hồng cầu và bạch cầu. Tiểu cầu có chức năng trong việc đông cầm máu tại vị trí chảy máu của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu hay giảm nhiều tiểu cầu sẽ dẫn đến quá trình đông cầm máu không hiệu quả. Người bệnh thường bị xuất huyết dưới da, ở các chi hoặc bất cứ vị trí nào trên thân thể.

Diễn biến xấu nhất là xuất huyết chảy máu ồ ạt nội tạng như nội não (gây tai biến mạch máu não), phổi (gây nhồi máu phổi, suy hô hấp), thận (gây suy thận), nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Căn bệnh này có tới 70% bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn sau 6 tháng điều trị. Tuy nhiên những bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mãn tính thì tiểu cầu thấp kéo dài hoặc luôn tái diễn. Khi số lượng tiểu cầu giảm nặng nếu không được phát hiện kịp thời rất nguy hiểm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Ngọc Lê