Những bộ phận độc nhất của con lợn, chớ dại ăn vào kẻo "nuôi lớn" mầm bệnh trong người mà không biết

( PHUNUTODAY ) - Cùng với thịt lợn, các bộ phận khác của con lợn cũng được tận dụng. Thế nhưng, có những bộ phận này của con lợn có chứa nhiều vi khuẩn độc hại mà chúng ta cần loại bỏ:

1. Những bộ phận độc hại của con lợn

Gan lợn

Gan lợn là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Nhu cầu mỗi người chỉ được phép dung nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày. Trong khi đó, cholesterol trong gan lợn rất lớn, nếu chỉ ăn 100g gan, sẽ dung nạp trên 400mg cholesterol.

nhung bo phan doc nhat cua con lon-phunutoday9

Tất cả các thức ăn khi lợn ăn vào đều phải đi qua gan để giải độc, quá trình thải độc đó nếu không thực hiện tốt vô tình giữ lại rất nhiều tồn dư chất độc hại, bao gồm chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi và rất nhiều hợp chất và kim loại nặng.

Vì thế, bạn nên cân nhắc việc ăn gan lợn và số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.

Óc lợn

Mặc dù óc lợn được xem là món ăn bổ dưỡng, vì chứa canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác. Nhưng ngược lại, thành phần cholesterol lại rất cao.

Thông thường một cái não lợn nặng 100g chứa khoảng 3000mg cholesterol. Chỉ cần ăn một cái óc lợn cũng phải "nhịn" tất cả những chất chứa cholesterol khác ít nhất 10 ngày. Vì vậy, hãy cân nhắc khi ăn óc lợn và nên ăn bao nhiêu là đủ.

Phổi lợn

Là cơ quan hô hấp, phổi lợn có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.

Bên cạnh đó, lợn có thói quen đặc biệt là rất hay hít thở sát đất nên đã hút vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn hàng ngày.

Khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.

Theo kết quả kiểm nghiệm, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố, bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.

Ngoài ra, có một số lượng lớn các virus và vi khuẩn lưu trú trong phổi. Lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi.

Lợn có thói quen nằm nhiều hơn di chuyển, mọi khí bẩn và ô nhiễm trong chuồng lợn đều bị hít vào phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.

2. Cách nhận biết thịt lợn sạch và những sai lầm khi chế biến thịt lợn

- Cách nhận biết thịt lợn sạch:

+ Cắt ngang thớ thịt và quan sát, chọn thịt có chảy máu đỏ tươi.

+ Cắt dọc thớ thịt và quan sát, chọn thịt có đốm trắng, thịt cứng.

+ Cắt dọc thớ thịt và quan sát, chọn thịt không có đốm trắng, thịt mềm, đàn hồiThịt nấu đi nấu lại nhiều lần.

nhung bo phan doc nhat cua con lon-phunutoday0

+ Nếu miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim, hoặc hình sợi hay hình bầu dục to là bị nhiễm giun sán. Cũng có thể nhận biết bằng cách sờ vào miếng thịt. Miếng thịt lợn cứng, không có sự đàn hồi, thiếu mềm mại rất có thể đã bị ướp ure hoặc chứa hàn the.

- Sai lầm khi chế biến thịt lợn:

+ Thịt bị rửa quá sạch

+ Thịt chưa ngâm qua nước muối

+ Món ăn được nấu đi nấu lại nhiều lần hoặc chế biến ở nhiệt độ quá cao sinh ra những chất độc. Protein từ thịt có thể biến tính, các vitamin bị tổn thương, chất dinh dưỡng không còn có lợi cho sức khỏe người dùng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link