Những cách uống nước cam khiến chúng độc như thạch tín, có ngày mất mạng không đùa, cảnh giác ngay

09:13, Thứ sáu 24/11/2023

( PHUNUTODAY ) - Nước cam là loại nước uống bổ sung nhiều vitamin C và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng những cách uống dưới đây sẽ khiến chúng thành chất độc nguy hiểm

Nước cam rất giàu vitamin C và nhiều vi khoáng khác. Bổ sung nước cam trở thành thói quen của nhiều người nhiều gia đình vì cho rằng đó là nước giúp tăng sức đề kháng bảo vệ sức khỏe. Nước cam còn là nước hay được dùng khi thấy người không khỏe. Thế nhưng uống nước cam bằng những cách dưới đây thì rất độc:

Uống ước cam khi ăn hải sản

Nhiều người muốn giải ngấy hải sản nên uống nước cam cùng bữa ăn, ngay sau khi ăn hải sản. Đây là một sự kết hợp nguy hiểm, có người từng ngộ độc nguy kịch tính mạng. Đó là vì trong hải sản tôm, cua, mực,... ngoài dinh dưỡng thì chúng có nguy cơ nhiễm asen từ môi trường. Hàm lượng asen ít nhiều tùy vùng biển, vùng nuôi. Khi asen trong hải sản kết hợp với vitamin C trong nước cam sẽ phản ứng tạo ra asen trioxide (thạch tín), gây ngộ độc và biến chứng nguy hiểm. Thạch tín chính là thứ có thể giết người nhanh chóng, là thứ để đánh bả chó, bả chuột. Cách kết hợp này rất nguy hiểm bởi bạn sẽ không biết được món hải sản hôm đó mình ăn nhiễm asen nặng không. Ăn hải sản cùng nước cam tươi càng nguy hiểm. Hơn nữa cách kết hợp này nếu may mắn không gây ngộ độc asen thì cũng làm bạn khó hấp thụ protein, kẽm, canxi,... 

nuoc-cam-thoi-diem-uong

Trộn nước cam với sữa

Nước cam trộn với sữa là cách nhiều người thích đặc biệt cho trẻ nhỏ để tăng hương vị 'dụ" trẻ uống. Nhưng kết hợp này là sai lầm vì protein trong sữa phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam tạo thành kết tủa. Điều đó khiến cho tiêu hóa khó khăn khó hấp thu, dễ bị đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy,… Với trẻ nhỏ sự kết hợp này còn dễ gây ra tiêu chảy cấp. Những người có hệ tiêu hóa kém cũng hay bị tiêu chảy khi kết hợp như này. Do đó không uống chung, không uống gần nhau. Nên uống nước cam và sữa cách nhau ít nhất 1 giờ đồng hồ.

cach-uong-nuoc-cam-doc-nhu-thach-tin

Uống nước cam khi đang dùng kháng sinh

Nước cam có nhiều axit có thể làm hỏng cấu trúc của kháng sinh nên không còn hiệu quả của kháng sinh. Vì thế tránh uống nước cam cùng với kháng sinh. Cam cũng chứa một chất tương tự như narigin, cản trở việc kích hoạt các enzym vận chuyển thuốc. Vì vậy, cơ thể khó hấp thụ hết thuốc, khiến bệnh lâu khỏi. Ngoài thuốc kháng sinh, bạn cũng nên tránh uống nước cam khi đang dùng thuốc huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc loét dạ dày. Do vậy bạn nên uống cách xa 2 giờ hoặc đợi hết hẳn liệu trình kháng sinh thì bổ sung nước cam để tăng cường lại sức đề kháng.

cach-uong-nuoc-cam-gay-hai

Uống quá nhiều nước cam

Nước cam tốt nhưng không phải uống càng nhiều càng tốt. Uống nhiều nước cam cơ thể không hấp thu hết vitamin C và còn khiến chúng làm tăng kích thích dạ dày có thể gây loét dạ dày. Nhu cầu vitamin C của nam giới là 90mg mỗi ngày, nữ giới là 80mg/ngày và con số này tăng lên 120mg/ngày khi bắt đầu cho con bú. Do đó bạn chỉ nên dùng 1 cốc nước cam nguyên chất khoảng 250ml, còn trẻ nhỏ chỉ nên dùng một nửa cốc. Nước cam cũng có một hàm lượng đường cao nên uống nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu. 

Uống nước cam trước khi đi ngủ

Nước cam có tính chất lợi tiểu rất mạnh. Do đó uống nước cam gần giờ đi ngủ có thể khiến bạn khó ngủ vì phải thức dậy tiểu đêm. Đặc biệt với người lớn càng không nên. Những người khó ngủ càng không nên uống nước cam sát giờ đi ngủ. Uống nước cam trước khi đi ngủ cũng có thể làm tăng lượng đường gây mệt mỏi khi ngủ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên