Có dấu hiệu này chứng tỏ bạn bị thừa đường, xem lại ngay chế độ ăn kẻo già nhanh, bệnh tới không kịp đỡ

( PHUNUTODAY ) - Những dấu hiệu này trong cơ thể cho thấy bạn đang ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột cần kiểm soát nếu không muốn để cơ thể bị bệnh

Cơ thể đang thừa đường không có nghĩa là bạn đang ăn uống nhiều đường kính, mà có nghĩa là tổng thể các món ăn của bạn đang thừa carbonhydrate, những thực phẩm tạo ra đường trong cơ thể như ăn nhiều bánh ngọt, đường kính, đường tinh luyện, hoa quả nhiều đường, cơm, bún, phở, bánh mì, khoai... Thừa đường sẽ khiến cho tăng nguy cơ tiểu đường, đặc biệt đường trong máu cao gây ra tình trạng cơ thể dễ bị viêm nhiễm sinh bệnh. Thừa đường làm tăng tích mỡ gây béo phì.

Nếu bạn có các dấu hiệu sau thì cơ thể có nguy cơ thừa đường cao, hãy chỉnh lại chế độ ăn và có thể đi kiểm tra đường huyết máu để an toàn hơn nhé:

dau-hieu-co-the-bi-thua-duong

Cảm giác thèm ăn liên tục

Khi lượng đường trong máu cao thì sẽ cản glucose xâm nhập tế bào, kết quả là cơ thể không nhận được năng lượng và đòi ăn hết lần này đến lần khác. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn: Bạn luôn thèm ăn, ăn nhiều tồi đường máu cao rồi lại luôn thèm ăn...

Hay cảm thấy mệt mỏi không phải do làm nhiều

Nếu bạn mệt mỏi có lý do rõ ràng thì không nói nhưng nếu không biết vì sao mệt thì nên cảnh giác. Trong trạng thái đường huyết cao, cơ thể không có khả năng lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết nến sẽ khiến bạn cảm thấy mệt.

Đi tiểu thường xuyên mà không viêm nhiễm không mang thai

Trong trường hợp đường trong máu cao thì thận không thể hấp thu chất lỏng nên bạn đi tiểu nhiều hơn. Khi đó cơ thể cố gắng cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào để đưa nồng độ glucose về trạng thái bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng đi tiểu thường xuyên.

Khô miệng, khát nước quá mức

Thường xuyên khô miệng thèm uống nước, uống liên tục vẫn khát là một cảnh báo nguy hiểm.

Sụt cân nhanh không lý do

Nếu bạn không có lý do như ăn kiêng, ốm mà cứ thế sụt cân thì nên cảnh giác với thừa đường. Khi cơ thể mất chất lỏng do bị thải ra trong quá trình bài tiết, lượng insulin không đủ để chuyển hóa glucose, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ đốt cháy chất béo.

dauhieu-co-the-thua-guong

Bạn thấy mình ốm yếu hơn, dễ lây bệnh hơn

Đường trong máu cao khiến bạn dễ bị viêm nhiễm. Nên nếu bạn thấy hay ốm yếu dễ lây bệnh, dễ bị viêm nhiễm hơn thì nên chú ý nhé. 

Da khô

Tình trạng đi tiểu nhiều khiến da bạn mất nước nên môi và da sẽ khô hơn thông thường. Các vấn đề về da có thể là dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch, gây cứng và thu hẹp các động mạch, giảm lưu thông máu, tình trạng thường xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể làm gián đoạn hoạt động bình thường của các tuyến mồ hôi, ảnh hưởng đến sự cân bằng nước ở da.

da-kho

Khó tập trung

Khi đường máu cao thì não lại thiếu năng lượng, điều đó khiến não bộ mệt mỏi nên khó tập trung làm việc. 

Giảm thị lực, mỏi mắt

Nhìn mờ cũng hậu quả của hiệu ứng mất nước do lượng đường trong máu cao. Do điều này ảnh hưởng đến các tế bào mắt nên mắt giảm khả năng tập trung.

Có những vết thương lâu lành hơn trước

Đường máu cao sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể bạn và sinh sôi dễ dàng hơn, nên vết thương lâu lành hơn. 

dau-hieu-thua-duong-met-moi

Giảm nhu cầu sinh lý

Khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng cũng có thể xảy ra ở những người đường huyết cao. Sự cương dương đòi hỏi các dây thần kinh khỏe mạnh, lưu lượng máu tốt và sự cân bằng hormone. Lượng đường dư thừa trong máu có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống này.

Hay nổi nóng cáu gắt

Khi đường cao, não không được nạp năng lượng đủ nên mệt mỏi và cũng dễ bị nổi nóng cáu gắt hơn.Tâm trạng bạn cũng sẽ thay đổi đột ngột hơn. Đường cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ crom, chất liên quan đến tâm trạng. Khoáng chất này cần thiết để duy trì lượng đường trong máu ổn định, bởi insulin không thể hoạt động bình thường nếu thiếu nó.

Đường máu cao 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn