Những giai thoại phong thủy thú vị về Triệu Tử Dương

( PHUNUTODAY ) - Vì sao một người được sự trợ giúp của tướng mạo, của phong thủy như Triệu Tử Dương cuối cùng lại có số phận bi kịch như vậy? Nhiều người cho rằng, kết cục như vậy tất cả là do phong thủy của âm trạch tổ tiên họ Triệuhellip;

Năm 1987, Triệu Tử Dương trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Phó chủ tịch thứ nhất Quân ủy Trung ương, trở thành ứng cử viên sẽ thay thế Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tới năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị mất chức và quản thúc tại gia suốt 10 năm cho tới khi ông qua đời.
[links()]
Vì sao một người được sự trợ giúp của tướng mạo, của phong thủy như Triệu Tử Dương cuối cùng lại có số phận bi kịch như vậy? Nhiều người cho rằng, việc Triệu Tử Dương có được quyền lực tột đỉnh cũng như nhanh chóng bị “đánh đổ”, tất cả là do phong thủy của âm trạch tổ tiên họ Triệu…

Hoàng Quân vốn là một thuộc hạ cấp dưới, từng vào sinh ra tử với Triệu Tử Dương từ khi họ Triệu còn làm bí thư tại tỉnh Quảng Đông. Mặc dù sau đó, khi Triệu Tử Dương bị “đánh đổ” trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Hoàng Quân cũng phải tìm kế thoát thân cho riêng mình.

Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu cho tới khi Triệu Tử Dương trở thành lãnh tụ cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hoàng Quân vẫn không ngừng theo dõi từng bước đi của thượng cấp.

Là người gắn bó với Triệu Tử Dương từ những ngày đầu, Hoàng Quân từng nghe và có cơ hội nghiệm chứng rất nhiều câu chuyện phong thủy thú vị liên quan tới Triệu Tử Dương.

Hoàng Quân kể rằng, một hôm, Hoàng cùng một số bạn bè ngồi uống rượu. Câu chuyện trên chiếu rượu lan man một hồi cuối cùng lại xoay qua chuyện Triệu Tử Dương từng là một đảng viên hoạt động bí mật từ khi còn là học sinh.

Tiếp đó, lại nói tới chuyện, trong thời kỳ cải cách ruộng đất, Triệu Tử Dương từng “đại nghĩa diệt thân”, tiết lộ những chuyện gia đình mình bóc lột nông dân. Lúc đó, một người bạn nói với Hoàng rằng:

“Anh Hoàng, anh theo Triệu Tử Dương chắc chắn là may mắn. Phàm những người theo Triệu Tử Dương đều có được thành công cả”. Trên chiếu rượu, có một người bạn của Hoàng Quân bắt đầu bàn về tướng mạo của Triệu Tử Dương.

Người bạn này nói rằng, lông mày của Triệu Tử Dương rất dày, vì thế chắc chắn là ở nơi đâu có bạn. Hơn nữa, lông mày cao lên phía trên, dày mà vẫn thanh, lại thêm màu rất đen, trong tướng số học gọi đây là “lông mày rồng”.

Chân dung Triệu Tử Dương
Chân dung Triệu Tử Dương

Từ lông mày đã có thể chắc chắn đôi phần rằng, Triệu Tử Dương là người thông minh, nhanh nhẹn và được việc. Thực tiễn thì ai cũng đã biết. Sơn căn của Triệu cũng rất lớn, rộng và có khí thế, lại thêm ấn đường đầy, do vậy, chắc chắn Triệu là người sống trọng danh dự.

Phàm là những người mũi to và dài, cả đời sẽ được hưởng phú quý, vợ hiền, con ngoan, đồng thời là người thông minh, lòng tự tôn rất lớn, ngày sau nhất định sẽ có thể trở thành lãnh đạo. Về môi, môi trên là tình cảm, môi dưới là dục vọng, người môi trên dày thì tình cảm phong phú, người môi dưới dày thì ham muốn nhục dục rất mạnh.

Ở Triệu Tử Dương thì cả môi trên lẫn môi dưới đều rất dày, do vậy chắc chắn, Triệu Tử Dương là một người ham sống và nhiệt tình sống.

Về tổng thể, phần “được” nhất trong tướng mạo của Triệu Tử Dương chính là đôi tai. Tai dày mà trông mỏng, lại cao hơn cả mi, cằm cũng rất đẹp. Do vậy, chắc chắn Triệu Tử Dương được sinh ra trong một gia đình lương thiện đồng thời chắc chắn là một người lắm mưu mẹo, học vấn xuất chúng, có thể nói là phú quý song toàn.

Hoàng Quân nghe người bạn này nói xong, hôm sau trở về mới tò mò quan sát tướng mạo của Triệu Tử Dương, cảm thấy tướng mạo của Triệu Tử Dương có phần đúng như những gì người bạn đã bàn, mới cảm thấy bán tín bán nghi.

Triệu Tử Dương từ năm 1951 bắt đầu làm bí thư khu vực Đoan Dương của tỉnh Hà Nam cho tới tận tháng 7 năm 1965, Triệu mới được bổ nhiệm làm bí thư phòng thư ký Trung Nam Cục đồng thời làm bí thư thứ nhất của tỉnh Quảng Đông.

Lúc bấy giờ, Triệu Tử Dương mới 46 tuổi, là bí thư thứ nhất một tỉnh trẻ nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây có thể coi là thời kỳ “thiếu niên đắc chí” của Triệu Tử Dương.

Tới thời Cách mạng Văn hóa, khắp nơi bị phê bình đấu tố là đi theo đường lối tư bản. Là bí thư thứ nhất tỉnh Quảng Đông, Triệu Tử Dương là đối tượng đầu tiên bị ngắm tới của cuộc cách mạng tàn khốc này.

Lúc bấy giờ, Hoàng Vĩnh Sinh, Lưu Hưng Nguyên, Đinh Thịnh hợp tác với nhau định đoạt quyền vì thế chúng tìm đủ mọi cách để bức hại Triệu. Triệu từng bị kéo tới cuộc đấu tố với sự tham gia của hàng chục ngàn người ở Việt Tú Sơn.

Tấm biểu ngữ đề dòng chữ: “Đánh đổ kẻ nắm quyền đi theo đường lối chủ nghĩa tư bản Triệu Tử Dương” được dán khắp cả thành phố. Đây có thể nói là một cú sốc lớn đối với Triệu Tử Dương. Lúc đó, Triệu Tử Dương vừa bị hồng vệ binh phê phán, vừa bị người dân chỉ trích, thuộc hạ của Triệu trước đây cũng không biết làm cách nào.

Một bộ phận đầu hàng, theo bè lũ 4 tên, một bộ phận khác thì kiên quyết chống lại lũ phản động. Hoàng Quân thì chọn một con đường khác: Bỏ chạy. Trong khi Triệu Tử Dương thất thế, đối mặt với những cuộc chỉ trích, Hoàng Quân bỏ chạy về Nam Kinh.

Sau khi đã thoát thân, nghĩ lại, Hoàng Quân cảm thấy hối hận vì mình đã tin theo lời bạn mình, đi theo phục vụ Triệu Tử Dương cuối cùng mới thành ra thể thảm thế này.

Trong một lần gặp lại người bạn cũ đó, Hoàng Quân đã trách nói, trước đây ông nói Triệu Tử Dương đại phú đại quý, có thể lên chức lãnh đạo cao nhất, nay chức cao chưa thấy mà Triệu đã thất thế, còn mình thì chạy khắp nơi để trốn hồng vệ binh.

Người bạn của Hoàng Quân nghe xong, nói rằng, những gì Triệu Tử Dương mất đi bây giờ chỉ là một bước ngoặt của cuộc đời mà thôi. Người này nói, tướng mạo của Triệu Tử Dương tốt, cũng giống như hoa mẫu đơn đẹp nhưng hoa mẫu đơn dù đẹp tới mấy vẫn cần có cành lá làm nền cho nó thì vẻ đẹp mới có thể hoàn hảo.

Cành và lá trên khuôn mặt của Triệu Tử Dương chính là đôi mắt. Đáng tiếc, đôi mắt của Triệu Tử Dương không được to, nếu không, ông ta có thể cả đời đại phú đại quý. Tuy nhiên, mắt và tai của Triệu Tử Dương rất tốt, vẫn có thể bù lại khuyết thiếu ở đôi mắt.

Trên tướng mạo một người, đôi mắt đại diện cho thời kỳ từ 30 tới 40 tuổi, vì vậy, chắc chắn rằng chỉ khoảng 3 năm, chắc chắn vinh hoa phú quý sẽ trở lại với Triệu Tử Dương. Còn như mắt của Lâm Bưu, mặc dù ông ta có thể có tài, có thể trở thành người rất có quyền lực.

Tuy nhiên, nên biết rằng, người này dã tâm rất lớn, lại thêm đắc chí từ khi còn trẻ nên chắc chắn sẽ không bền. Người bạn này còn nói thêm, chắc chắn Lâm sẽ không có kết cục tốt đẹp, thậm chí chết không có nơi chôn.

Sau khi bàn về tướng diện, người bạn này của Lâm Bưu còn nói về những vấn đề phong thủy quê của Triệu Tử Dương. Triệu Tử Dương vốn quê ở Kim Bảo Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam. Núi ở khu vực này trùng trùng điệp điệp, song đỉnh Kim Bảo Sơn là cao nhất.

Kim Bảo Sơn không chỉ được các dãy núi xung quanh bao bọc mà còn có hình dạng rất đặc biệt, khí thế xung thiên. Thêm vào đó, Kim Bảo Sơn còn đối diện với sông Lạc Hà, có thể nói là một địa thế cực đẹp. Chính vì thế, Kim Bảo Sơn chính xác là mảnh đất có thể sinh ra các bậc vương hầu tướng quân. Vì vậy, sớm muộn, Triệu Tử Dương cũng sẽ thoát khỏi kiếp nạn để trở lại, thậm chí có thể trở lại với vị trí cao hơn.

Quả nhiên, mọi việc sau đó lần lượt diễn ra đúng như những gì mà người bạn của Hoàng Quân nói. Chưa tới ba năm sau khi bị “đánh đổ”, Triệu Tử Dương là một trong những cán bộ được “giải  phóng” sớm nhất. Cũng nhờ vậy, danh tiếng và vị trí của Triệu Tử Dương bắt đầu trở lại.

Ban đầu, Triệu Tử Dương được điều tới làm bí thư ở Mông Cổ. Cho tới sau khi sự kiện Lâm Bưu xảy ra vào năm 1971, Triệu Tử Dương mới được điều về Quảng Đông làm bí thư tỉnh. Sau đó, Triệu thay thế Đinh Thịnh, vốn trước kia thuộc vây cánh của Lâm Bưu để quay trở lại với vị trí bí thư thứ nhất tỉnh Quảng Đông.

Vào cuối năm 1975, Triệu Tử Dương được điều tới Tứ Xuyên giữ chức bí thư thứ nhất. Tại đây, Triệu Tử Dương bắt đầu một cuộc sống chính trị mới với rất nhiều thử thách và nguy hiểm.

Sau khi tới Tứ Xuyên được nửa tháng, Triệu Tử Dương phát hiện ra rằng, trong suốt thời kỳ diễn ra Cách mạng Văn hóa, mùa màng nơi đây liên tục bị thất thu, người dân Tứ Xuyên phải sống nhờ lương thực cứu tế của các tỉnh lân cận.

Có thể nói, vào thời điểm lúc bấy giờ, tỉnh Tứ Xuyên từ kinh tế tới khoa học đều ở trong tình trạng suy kiệt. Nạn đói, sự lạc hậu và cả những cuộc đấu đá chính trị là cụ diện cực kỳ khó khăn mà Triệu Tử Dương phải đối mặt.

Không thể nói rằng, Triệu Tử Dương đã chứng tỏ mình không phải là kẻ ngu dốt trong thời gian trị nhậm tại Tứ Xuyên. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, dưới sự lãnh đạo của Triệu Tử Dương, Tứ Xuyên đã thực hiện nhiều cuộc cải cách khác nhau, không chỉ giải quyết được vấn đề lương thực mà ngay cả kinh tế của Tứ Xuyên cũng bắt đầu khôi phục và phát triển trở lại.

Dù “bè lũ 4 tên” đã bị đánh đổ thế nhưng hậu quả mà chúng để lại không chỉ là bối cảnh chính trị hỗn loạn mà xã hội cũng kiệt quệ. Chính sách cải cách tích cực và kiên quyết của Triệu Tử Dương có thể nói là đã giải quyết được rất nhiều vấn đề.

Chính vì vậy, người dân Tứ Xuyên tới nay vẫn còn có câu cửa miệng rằng: “Muốn lương thực thì tìm Tử Dương”. Người bạn của Hoàng Quân nói rằng, Tứ Xuyên là nơi phù hợp với Triệu Tử Dương, nhờ vậy ông ta mới có được thành tích như vậy. Lúc này, Hoàng Quân không dám không tin bạn mình nữa.

Hoàng Quân kể rằng, một lần, Hoàng Quân gặp người bạn này tại Bắc Kinh, hai người mừng mừng tủi tủi. Trong bữa tiệc rượu tối hôm đó, Hoàng Quân đột nhiên hỏi người bạn của mình: “Tôi định nhân lúc mình còn khỏe mạnh minh mẫn tới Hồng Kông phát triển sự nghiệp”.

Người bạn này cảm thấy rất ngạc nhiên hỏi Hoàng Quân: “Hiện tại lũ bốn tên đã bị đánh đổ, Triệu Tử Dương cũng đã được phục chức, uy phong còn hơn xưa. Ông không đi tới gặp Triệu Tử Dương mà lại bỏ sang Hồng Kông làm gì?

Tôi nghe nói Triệu Tử Dương đã được điều tới Tứ Xuyên để xử lý nạn đói ở nơi đây. Tôi tin rằng, Tứ Xuyên là nơi rất có lợi cho Triệu Tử Dương. Không quá 4 năm, chắc chắn Triệu Tử Dương sẽ lập được công trạng lớn”.

Vì sao việc xử lý nạn đói ở Tứ Xuyên lại có lợi với Triệu Tử Dương? Người bạn của Hoàng Quân nói: Nơi ở của Hoàng Quân tại Tứ Xuyên bốn mặt đều được núi bao bọc tạo thành hình thứ giống như một cái tổ, ở giữa bằng phẳng, có thể nói là một long huyệt cực đẹp.

Lại thêm, tướng mạo, chí hướng của Triệu Tử Dương thì việc xoay chuyển tình thế ở Tứ Xuyên quả thực là không khó. Có địa thế ở Tứ Xuyên nâng đỡ, Triệu Tử Dương nhất định sẽ còn lên cao hơn nữa.

Tuy nhiên, lúc này, ý của Hoàng Quân đã quyết nên họ Hoàng vẫn quyết định rời bỏ đại lục để sang Hồng Kông phát triển. Sau khi tới Hồng Kông nghe thông tin trong nước, Hoàng Quân mới biết rằng, Triệu Tử Dương đã thành công trong việc giải quyết nạn đói ở Tứ Xuyên, rất được trung ương Đảng Cộng sản tin tưởng.

Nhờ có nhiều năm kinh nghiệm, lại thêm thành tích xuất sắc trong thời gian làm bí thư ở Tứ Xuyên, vì thế, việc Triệu Tử Dương được điều về trung ương không khiến nhiều người ngạc nhiên. Thực tế, từ một ủy viên trung ương dự khuyết, Triệu Tử Dương đã trở thành một ủy viên chính thức.

Tới năm 1980, Triệu Tử Dương thay thế Hoa Quốc Phong trở thành thủ tướng Trung Quốc. Đến năm 1987, Triệu Tử Dương trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành ứng cử viên sẽ thay thế Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, tới năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị mất chức và quản thúc tại gia suốt 10 năm cho tới khi ông qua đời.

Vì sao một người được sự trợ giúp của tướng mạo, của phong thủy như Triệu Tử Dương cuối cùng lại có số phận bi kịch như vậy? Nhiều người cho rằng, việc Triệu Tử Dương có được quyền lực tột đỉnh cũng như nhanh chóng bị “đánh đổ”, tất cả là do phong thủy của âm trạch tổ tiên họ Triệu.

Hoàng Quân kể rằng, có lần, mình đi qua tỉnh Hà Nam ngẫu nhiên nghe được câu chuyện về phong thủy ngôi mộ của tổ tiên Triệu Tử Dương. Theo những gì mà Hoàng Quân nghe kể thì mộ của tổ tiên nhà họ Triệu đều được chôn ở Lực Cao Sơn, một trong những đỉnh núi của dãy Kim Bảo Sơn.

Phong thủy của Lực Cao Sơn có phong thủy ra sao? Theo người dân nơi đây, Lực Cao Sơn vốn có tên là Thạch Long Sơn, hình dáng giống như một con rồng đang bay lên khỏi biển, rất có khí thế và sức sống.

Con rồng vừa thoát ra khỏi Kim Bảo Sơn như lao xuống dòng Lạc Hà, do vậy đây là nơi kết huyệt cực kỳ đẹp. Một khi đặt âm trạch tại đây, con cháu nahats định sẽ đại phú đại quý, không có gì phải nghi ngờ.

Ly kỳ nhất có lẽ là câu chuyện về phong thủy của mẹ ruột Triệu Tử Dương. Người ta nói rằng, chính ngôi mộ mẹ ruột của Triệu Tử Dương đã giúp Triệu “trở lại” nhưng cũng chính ngôi mộ này lại một lần nữa “đánh đổ” Triệu Tử Dương.

Năm 1976, mẹ ruột của Triệu Tử Dương là Lưu thị qua đời tại Hà Nam. Con trai của Triệu Tử Dương là Triệu Nhị Quân theo sự sắp xếp của cha về quê lo tang lễ cho bà. Triệu Nhị Quân vì cũng yêu quý bà không chỉ tổ chức tang lễ rất lớn mà còn sửa một loạt các một tổ tiên.

Lúc bấy giờ, sau khi bè lũ bốn tên bị đánh đổ, việc tổ chức tang lễ rườm rà được coi là một trong 4 phong tục cũ đang bị chính quyền phê phán. Vì thế, nghe chuyện Triệu Nhị Quân tổ chức tang lễ cho mẹ mình rất to, Triệu Tử Dương đã rất tức giận, quát mắng con một trận.

Tuy nhiên, cũng nhờ phong thủy mộ mẹ ruột của mình tốt nên sau khi mẹ mình mất, Triệu Tử Dương gặp rất nhiều thuận lợi trên đường thăng tiến. Đầu tiên, Triệu Tử Dương nhận được sự chú ý của Hoa Quốc Phong, người được Mao Trạch Đông nâng đỡ.

Sau đó, thời gian làm bí thư tỉnh ở Tứ Xuyên, Triệu Tử Dương có được thành tích cực kỳ huy hoàng. Nhờ vậy, tới năm 1977, trong hội nghị lần 1 khóa 11 trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Triệu Tử Dương đã được đưa vào danh sách ủy viên trung ương dự khuyết chính thức bước vào tầng lớp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

Mười năm sau đó, Triệu Tử Dương trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Phó chủ tịch thứ nhất Quân ủy Trung ương, quyền lực chỉ dưới một người mà trên cả vạn người. Tuy nhiên, cũng vì ở ngôi cao, Triệu Tử Dương trở thành đối tượng tấn công của phái bảo thủ.

Người ta kể rằng, vào mùa hè năm 1988, một toán những người lạ mặt chẳng biết từ đâu tới đã đào một cái lỗ từ bên hông mộ của mẹ ruột Triệu Tử Dương rồi cậy nắp quan tài lấy đi hài cốt của Lưu thị. Khi người ta phát hiện thì bên trong mộ chỉ còn xương các đầu ngón chân và một vài mẩu xương vụn.

Từ hành động đào trộm mộ này có thể khẳng định rằng, toán người lạ mặt này đào mộ là có kế hoạch từ trước. Rõ ràng là một đòn tấn công về phong thủy đối với Triệu Tử Dương. Vụ án đào mộ mẹ ruột Triệu Tử Dương đã chấn động cả tỉnh Hà Nam.

Công an Hà Nam đã lập hẳn một tổ chuyên án, tổ chức nhiều cuộc hội nghị khác nhau để phân tích tìm ra hướng phá án tuy nhiên, tới nay người ta vẫn chưa biết tông tích di cốt mẹ Triệu Tử Dương ở đâu.

Bắt đầu từ cuối năm 1988, quyền lực của Triệu Tử Dương bắt đầu có dấu hiệu sút giảm. Mặc dù Triệu Tử Dương vẫn là tổng bí thư, xếp vị trí thứ 2 trong trung ương Đảng, tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị thành lập một tổ lãnh đạo gồm 5 người vì thế, quyền lực của Triệu Tử Dương gần như bị cắt bỏ một nửa.

Sự kiện xảy ra ở Thiên An Môn ngày 19/5 là lần cuối cùng Triệu Tử Dương xuất hiện trước công chúng. Một ngày sau chuyến thăm của Triệu Tử Dương tới Quảng trường Thiên An Môn, thủ tướng Lý Bằng công khai tuyên bố thiết quân luật.

Trong cuộc tranh giành quyền lực sau đó, Triệu Tử Dương bị tước mọi chức vụ. Nhiều người nói rằng, chính vì mộ mẹ ruột của Triệu Tử Dương bị đào trộm và đánh cắp, Triệu Tử Dương mới nhanh chóng bị mất đi quyền lực như vậy.

Tháng 2/2004, Triệu Tử Dương đã bị viêm phổi khiến ông phải nằm viện ba tuần. Tới ngày 5/12/2004, Triệu Tử Dương một lần nữa phải vào viện vì bệnh phổi.

Mặc dù vào đầu tháng 1/2005, các thông báo về cái chết của ông đã bị chính thức bác bỏ đầu song vào ngày 15/1, chính quyền Trung Quốc thông báo ông đang trong tình trạng hôn mê sau nhiều cơn tai biến. Hai ngày sau đó, ngày 17/1, Triệu Tử Dương mất tại một bệnh viện ở Bắc Kinh ở tuổi 85.

  • Hà Phương
     
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn