Những kiểu ăn hoa quả rất phổ biến nhưng hóa hại con

09:37, Thứ sáu 10/06/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ăn trái cây sau bữa chính, chỉ uống nước ép,… sẽ làm mất hết chất bổ dưỡng ở món trái cây cho bé.

Nhắc đến trái cây, ai cũng biết đây là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, cực kì cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Thế nhưng, cho trẻ ăn trái cây như thế nào là hợp lí và đúng cách thì không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi mẹ cho bé ăn trái cây để không bị phí hoài nhiều chất bổ dưỡng trong loại thực phẩm ‘vàng’ này:

Ăn trái cây sau bữa ăn chính

Ăn hoa quả sau bữa ăn chính như một món tráng miệng là thói quen vô cùng phổ biến và rất đỗi quen thuộc của nhiều gia đình. Thế nhưng, thực tế nghiên cứu khoa học lại cho thấy cách ăn này không hề tốt cho hệ tiêu hóa và làm lãng phí nhiều chất bổ dưỡng trong trái cây.

Nguyên nhân là do nếu ăn cơm no rồi sau đó ăn thêm trái cây ngay thì dạ dày buộc sẽ phải làm việc nhiều hơn, quá trình tiêu hóa trái cây bị trì trệ, trái cây bị các loại bánh mì, cơm,… ‘chặn đường’ thay vì đi thẳng vào trong đường ruột. Trong khoảng thời gian trì trệ đó, thức ăn cùng trái cây đều lên men và chuyển hóa thành axit,  tạo cho bé cảm giác đau hoặc xót bụng, dễ gặp các vấn đề như chướng khí, ợ nóng, khó chịu dạ dày,…

Mẹ nên cho con ăn trái cây một giờ trước hoặc sau bữa ăn để cơ thể có thời gian hấp thu các loại vitamin và khoáng chất một cách tối ưu nhất.

me
Mẹ nên cho con ăn trái cây một giờ trước hoặc sau bữa ăn để cơ thể có thời gian hấp thu các loại vitamin và khoáng chất một cách tối ưu nhất.

Chỉ uống nước ép mà không ăn trái cây

Nhiều em bé không thích ăn trái cây mà chỉ thích uống nước ép hoa quả. Bân cạnh đó, quan niệm cuả nhiều mẹ cho rằng uống nước ép trái cây là tận dụng phần tinh túy nhất của trái cây. Tuy nhiên, thực chất thì việc ép lấy nước từ hoa quả đã làm mất đi một lượng chất xơ dồi dào – một yếu tố không thể thiếu giúp bé tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón.

Vì thế, mẹ đừng quên rèn cho con thói quen ăn trái cây tươi, thay vì chỉ uống mỗi nước ép. Thường xuyên ăn trái cây sẽ giúp bé hấp thụ tối đa các dưỡng chất trong trái cây và không lo vấn đề táo bón.

Không uống ngay nước trái cây sau khi ép

Để bé hấp thu được tối đa dưỡng chất từ trái cây, mẹ cần cho con uống ngay lập tức sau khi ép xong món nước trái cây. Mẹ càng để món nước ép trái cây quá lâu trong không khí thì các loại dưỡng chất, enzyme… trong nước ép sẽ càng bị ô xy hóa, giảm chất lượng và thậm chí là bị biến chất. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng, các vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi nảy nở trong nước ép và biến món đồ uống bổ dưỡng trở thành có hại.

Nếu mẹ làm nước ép hoa quả với số lượng lớn thì có thể bảo quản món đồ uống này trong ngăn mát tủ lạnh, đậy kín từ 24-36 tiếng đồng hồ.

Để hoa quả quá lâu sau khi gọt vỏ

Cũng tương tự như việc ép ra thành nước, trái cây sau khi đã gọt vỏ, bổ ra thành miếng nhỏ cần được ăn ngay để đảm bảo độ tươi ngon cũng như giữ được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng. Nếu mẹ buộc phải bổ hoa quả từ rất lâu trước khi cho con ăn, nên ngâm quả vào dung dịch nước muối nhạt (1%) để giữ lượng vitamin có trong quả.

Nấu chín trái cây

Trái cây khi bị đem đun nóng, nấu chín hay sấy khô đều mất đi một lượng đáng kể chất bổ. Mẹ cũng không nên hâm nóng hay nấu trái cây nếu không muốn loại thực phẩm tươi ngon này chỉ còn là… bã. Nếu muốn đưa trái cây vào bữa ăn, nên chế biến trái cây và rau củ tươi thành món trộn salad kèm theo các loại sốt hoặc dầu giấm.

Dùng nước ép hoa quả pha với sữa

Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong nước ép hoa quả, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

Uống nước cam ngay sau uống thuốc

Khi trẻ đang uống thuốc kháng sinh thì không nên cho uống viên sủi hay nước ép hoa quả có vị chua. Vì vitamin C sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc trị bệnh, nhất là các loại thuốc kháng sinh kháng sinh nhóm beta lactam như Penicilin, Ampicilin, Amoxycilin, Augmentin, Unacyl, Cloxacylin, Oxacilin...

Uống nước hoa quả thay cho nước lọc

Dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước hoa quả hoa không thể thay thế hoàn toàn nước đun sôi để nguội. Bạn cần nhắc nhở và cho bé uống nước đun sôi để nguội hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đối với một số loại hoa quả có vị ngọt đậm, còn cần pha loãng với nước lọc.

Nguyên tắc khi cho con uống nước hoa quả

Thời gian: Sau khi bé được tròn một tháng tuổi là đã có thể cho bé uống nước hoa quả. Thời điểm tốt nhất cho bé uống là khoảng một giờ đồng hồ sau khi bé bú bữa chiều. Chú ý không nên trộn lẫn nước hoa quả vào sữa cho bé bú vì làm như vậy sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa và trái cây.

Số lượng: Khi bắt đầu cho bé tập uống nước hoa quả, mỗi ngày chỉ nên cho bé uống 1 lần với 5 – 10ml nước ép nguyên chất pha loãng với một chút nước ấm. Sau này, khi bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20ml nước hoa quả.

Vệ sinh: Không nên sử dụng nước hoa quả đóng hộp mà dùng hoa quả tươi ép nước là tốt nhất. Hoa quả cần rửa sạch kỹ, gọt vỏ cẩn thận (với loại quả không được vỏ). Các dụng cụ liên quan như bát, thìa, chai, muỗng khuấy, máy ép hoa quả… phải rửa sạch và chần trong nước sôi để tiệt trùng. Nếu không có máy ép hoa quả, bạn có thể dùng thìa và gạc vô trùng để nghiền, lọc lấy nước cốt từ quả.

Quan sát phản ứng cơ thể bé: Khi cho bé uống nước ép của một loại quả, cần quan sát các phản ứng trên cơ thể bé trong 24 giờ đồng hồ như: phân có biến chất không, da có bị nổi mẩn không?... Nếu không có những biểu hiện trên, bạn có thể tiếp tục cho bé uống nước ép từ loại quả đó 7 – 10 ngày, sau đó đổi sang loại quả mới để bé đổi khẩu vị.

Mùa hè có nên đóng bỉm cho con không?
Mùa hè có nên đóng bỉm cho con không?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mùa hè, có rất nhiều mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc bỉm 24/24, bẩn lại thay mà không hề bận tâm đến tác hại của nó.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi