Những loại bệnh nguy hiểm tiềm ẩn sau triệu chứng “tê chân tay”

21:00, Chủ nhật 29/04/2018

( PHUNUTODAY ) - Bệnh tê chân tay vzone có thể sẽ là biểu hiện của một bệnh nào đó, các bạn nên biết để đề phòng và có những cách xử lý hợp lý. Những chứng bệnh thường gặp ở người tê chân tay là: Các bệnh về xương, nhồi máu não, khối u,…

 Tê chân tay là gì?

Bệnh tê chân tay, hay còn gọi là hội chứng tê bì chân tay thường bị chúng ta bỏ qua vì đây là hiện tượng khá phổ biến. Trên thực tế, những biểu hiện tưởng chừng bình thường này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ của các căn bệnh nguy hiểm.Và việc tìm hiểu nguồn gốc cũng như cách chữa căn bệnh này là vô cùng cần thiết.

bi-te-bi-chan-tay-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong

Các loại bệnh tiềm ẩn sau triệu chứng tê chân tay

1. Các vấn đề về thần kinh

Phần màu cam được tô đậm ở tay trong hình trên dùng để biểu thị cảm giác tê cứng ở tay. Nếu tay bạn bị tê tập trung ở ngón áp út và ngón út thì bạn có thể thử lấy một tờ giấy sau đó thử dùng lần lượt 5 ngón tay để kẹp chặt tờ giấy đó, từ đó bạn có thể kiểm tra được lực ở 5 ngón tay; Hoặc là bạn cũng có thể dãn 5 ngón tay về phía ngoài để thử xem lực ở các ngón có đủ mạnh không.

te-tay-chan-1

2. Hội chứng xanh tím đầu chi

Hội chứng xanh tím đầu chi khiến co các chi (tay, bàn chân) hoặc mặt chuyển sang màu xanh da trời liên tục. Chứng xanh tím đầu chi thường có tính đối xứng, dấu hiệu của bệnh thường là các đầu chi biến thành màu xanh kèm theo hiện tượng đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, ngón chân, ngứa và sưng.

Hội chứng này phổ biến hơn ở phụ nữ và trở nên tồi tệ khi bị cảm lạnh. Nguyên nhân chính xác gây hoại tử tế bào không rõ ràng nhưng được cho là có liên quan đến hiện tượng co thắt các động mạch nhỏ ở cánh tay, chân và mặt và không gây đau đớn.

3. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Nếu một bên cánh tay, ngón tay của bạn thường xuyên bị tê vậy thì có khả năng là do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây nên, thường thì loại tê này thuộc loại mãn tính, thường xuyên phát tác, đồng thời đi kèm với tê tay bạn sẽ có cảm giác đau nhức, tê cứng phần xương bả vai.

te-tay-chan-2

4. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là thuật ngữ các nguyên nhân như cổ tay bị thương, gãy xương cổ tay, thoát vị, bong gân hoặc là lao động quá sức. Hội chứng này dẫn đến  các dây chằng cổ tay ngang dày lên, các gân trong ống cổ tay bị sưng phù, các cơ quan bị tụ máu khiến cho các tổ chức trong ống tay bị biến tính hoặc là xương cổ tay thoái hóa tăng sản dẫn đến chu vi bên trong ống tay bị thu nhỏ lại, từ đó đè lên các dây thần kinh chính giữa dẫn đến các chứng bệnh với biểu hiện chủ yếu là ngón tay tê cứng, mất sức.

5. Thiếu máu não cục bộ

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngón tay bị tê, thường gặp ở người lớn tuổi. Đặc biệt nếu bạn cảm thấy một bên cơ thể có cảm giác tê bì, hãy nghĩ đến căn bệnh này. Thông thường bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến trong thời gian ngắn, đi kèm với các biểu hiện tay chân mệt mỏi, đau nhức đầu, choáng váng.

te-bi-chan-tay-la-dau-hieu-cua-nhung-benh-nguy-hiem-nao-1-min

6. Bệnh tiểu đường

Các biến chứng thần kinh xung quang do bệnh tiểu đường gây nên thường kèm theo các cơn đua mang tính đối xứng và cảm giác bất thường, những triệu chứng thường gặp ở chân nhiều hơn ở tay. Các cảm giác bất thường ở đây có thể là tê,  chân tay có cảm giác như kiến bò, nóng bức, có cảm giác như điện giật, thường thì các triệu chứng này sẽ đi từ ngón chân lên đầu gối, khiến người bệnh có cảm giác khác thường như cơ thể đang đi tất và đeo găng tay vậy.

7. Tê chân tay hãy cẩn thận với các khối u

Nếu người già xuất hiện các cơn tê tay, chân mãn tính trong một khoảng thời gian dài mà không thuyên giảm thì nên cân nhắc tới việc các triệu chứng này là do khối u ác tính gây nên. Các khối u ở giai đoạn cuối do chịu ảnh hưởng của các bộ phận ở xa sẽ sản sinh ra các triệu chứng thần kinh tương ứng ví dụ như chân tay tê mỏi, mất sức, đi đứng không vững,…

Do đó, nếu đi khám mà không tra ra được các nguyên nhân thường gặp thì nhất định phải tiến hành kiểm tra toàn diện ví dụ như kiểm tra gan, dạ dày, máu,… Nữ giới phải đặc biệt chú ý kiểm tra buồng trứng và tuyến sữa để kịp thời phát hiện và chữa trị các khối u.

Xử lý tê tay, chân thế nào?

Để giải quyết tình huống khi bị tê tay, chân bạn có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp sau:

Xoa bóp tay:

Empty

Miết bàn tay:

Miết các khe xương ngón tay, kết hợp bóp mạnh vào các khớp ngón tay, lắc đều bàn tay và dùng tay bên kia vuốt từ cẳng tay xuống tới các ngón tay vài lượt. Tê bên nào, xoa bóp bên đó hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.

Xoa bóp tay: Tự nắm bàn tay bị tê lại rồi xòe thẳng với lực mạnh. Dùng tay bên này xoa bóp cho tay bên kia và ngược lại.

Xoa mu bàn tay: Dùng mu bàn tay bên ngày sát vào mu bàn tay bên kia. Mỗi bên làm như thế 10 lần.

Bóp và xát tay: Dùng tay nọ bóp tay kia ngược từ cổ tay lên vai 3 lần rồi xát mạnh từ phía trong cổ tay lên nách và ngược lại. Làm theo vòng như thế 5 lần, rồi đổi bên. 

Xoa bóp chân:

Empty

Bàn chân trái để lên đùi chân phải, dùng tay cùng bên kéo căng gan bàn chân, kết hợp dùng lòng bàn tay kia xoa nhẹ gan bàn chân từ 30-50 lần, rồi đổi bên.

Miết bàn chân: Dùng đầu ngón tay cái miết thật mạnh vào các khe xương đốt ngón chân từ 3-5 lần cảm giác “kiến bò” sẽ biến mất.

Vuốt đầu gối: Dùng tay vuốt nhẹ xung quanh đầu gối. Sau đó ấn 2 ngón tay cái trên gối, di chuyển lên phía đùi. Làm như thế đến khi hết sự tê mỏi.

Ấn bắp chân: Xòe tay nắm trọn bắp chân, ấn 2 ngón tay vào trung tâm, giữ trong 7 giây, tiếp tục cho 2 ngón tay lên phía trên là lặp lại y như vậy. Lặp lại động tác này nhiều lần.

Bạn có thể lựa chọn một trong những cách xoa bóp tay, chân nào phù hợp và dễ làm nhất để xử lý tại chỗ khi chân, tay bị tê trước khi đến gặp bác sĩ. Hiểm họa sẽ rất khôn lường khi bạn không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và xử lý chúng.

Do đó, hãy sớm đến gặp bác sĩ khi phát hiện những biểu hiện lâm sàng trên nếu bạn không muốn phải gặp họa về sau.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Bảo Trâm