Những loại rau quả cần hạn chế trong mùa hè

06:45, Thứ năm 17/04/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mùa hè có rất nhiều loại rau quả. Thế nhưng dù rau quả tốt cho sức khỏe thì cũng có một số loại lại gây ảnh hưởng tiêu cực nếu bạn ăn nhiều trong mùa hè nóng nực.

Các loại quả cần hạn chế:

Hoa quả hàm chứa vitamin, vì vậy rất nhiều người sẽ lựa chọn như một cách bổ sung lượng nước và vitamin, khoáng chất vào mùa hè.

Tuy nhiên, khi lựa chọn hoa quả cần phải chú ý hạn chế các loại hoa quả như vải, nhãn, đào, lựu… vì ăn quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong người.

Quả đào

Đào có hàm lượng sắt rất phong phú, ngoài ra còn có protein, đường, kẽm, pectin… thích hợp với người bị bệnh thiếu máu. Pectin trong đào có lợi cho đường ruột nên ăn đào có thể phòng tránh táo bón. Tuy vậy, đào cũng có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác nếu ăn quá nhiều.

Quả mận

rau quả không nên ăn vào mùa hè

Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Thêm vào đó, trong hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali... có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, ăn quá nhiều loại quả này bởi mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt.

Quả vải

rau quả không nên ăn vào mùa hè

Trong quả vải hàm lượng các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C rất phong phú. Vì thế ăn vải sẽ tốt cho hệ thống miễn dịch của con người. Không những thế, quả vải còn có tác dụng thẩm mỹ, làm da trắng hồng và mịn màng. Nhưng đối với những người dễ nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu thì vải lại trở thành độc dược không nên ăn. Bởi nó sẽ làm bệnh nặng hơn và có thể gây nên những biến chứng. Ngay cả đối với người bình thường thì ăn quá nhiều vải sẽ bị váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh.

Không ít người khi ăn quá nhiều những loại quả này đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, đau đầu, choáng váng…

Những loại hạt có vỏ cứng

Các loại hạt có vỏ cứng như hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạt thông... ăn nhiều đều gây nhiệt, nóng trong người do nhiệt lượng trong các loại hạt này khá cao. Ví như trong 50g nhân hạt hướng dương có nhiệt lượng tương đương với một bát cơm to.

Tránh sử dụng thực phẩm dễ nhiễm “độc”

Trong những ngày hè nắng nóng, nhiều chị em khi đi chợ thường chuộng những thực phẩm được cho  là có tính mát để chế biến các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, những loại rau quả này lại dễ ngấm chất bảo quản, thuốc sâu hơn các loại thực phẩm khác. Không ít người bị tiêu chảy, ngộ độc ngay sau khi ăn xong những thực phẩm này cho dù  chúng đã được khử độc và chế biến sạch. Nguy hiểm hơn, không ít người mắc ung thư khi ăn phải rau quả "độc" trong một thời gian dài.

Đậu đỗ

Đây là một loại rau quả được rất nhiều người thích bởi  đậu đỗ rất dễ chế biến, có thể xào, luộc đều được. Tuy nhiên, loại quả này lại sếp “đầu bảng” trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Từ khi khai hoa, kết trái người trồng bắt đầu phun thuốc, vài ngày lại phun một lần. Vì vậy, lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải hết và có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ thì cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố chứ không loại trừ hết được. 

Dưa chuột

Cũng nằm trong danh sách như đậu đỗ, dưa chuột luôn phải “sống” với nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu ngay từ khi mới bắt đầu mọc lên. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc là khó tránh. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc.

Giá đỗ

rau quả không nên ăn vào mùa hè

Bình thường giá đỗ là một loại rau có tính mát, chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng để chế biến món ăn. Nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm - ủ truyền thống thì rất sạch sẽ. Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ đã sử dụng một số loại thuốc kích thích, urê để cho nó vươn tốt hơn, năng suất hơn vì thế sẽ rất độc khi ăn giá đỗ. Nhiều người ăn giá đỗ xong thì thấy có triệu trứng đau bụng ngay sau đó. 

Cà chua ương ương

Cà chua tây (tomato) có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm) thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc. Nhưng với cà chua ương ương (nhất là cà chua xanh) thì hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58mg/100g cà chua xanh, thường xuất hiện các triệu chứng trúng độc tomatidine như váng đầu, lợm giọng nôn oẹ, nhểu nước dãi (nước miếng), trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng. 

Dưa muối chưa kỹ

rau quả không nên ăn vào mùa hè

Dưa hoặc cà muối chưa kỹ chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự