Là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời của thế giới, Biển Chết thu hút hàng nghìn lượt du khách mỗi năm. Đến nơi đây, bạn không chỉ được thả mình nổi trên mặt biển đọc báo và để muối khoáng chăm sóc làn da, mà còn được khám phá nhiều điều vô cùng thú vị về vùng biển “có một không hai” này.
Du khách có thể dễ dàng nổi trên mặt nước ngay cả khi không biết bơi.
1. Có tên là Biển Chết (Dead Sea), nhưng thực ra đây không phải một vùng biển mà là một hồ nước mặn nằm giữa Jordan, Palestine và Israel.
2. Biền Chết còn có tên gọi khác là Biển Muối (Sea of Salt)
3. Không những là hồ nước mặn nhất hành tinh mà đây còn là hồ nước mặn sâu nhất thế giới với độ sâu 306m. So với mực nước biển, biển Chết còn sâu hơn thế. Tính từ bờ và mặt nước thì nơi đây nằm dưới mực nước biển 427m.
4. Biển Chết là hồ nên có chiều dài và bề rộng giới hạn. Nơi rộng nhất của hồ là 15 km, và chiều dài của hồ là 50 km.
5. Mang tên biển Chết nhưng cảnh quan nơi đây tuyệt đẹp và là điểm du lịch nổi tiếng thế giới.
6. Nước Biển Chết mặn hơn gấp 9,6 lần so với nước biển thường với nồng độ muối lên tới 33,7% và các khoáng chất khác rất cao.
7. Bởi độ mặn của nó mà du khách có thể dễ dàng nổi trên mặt nước ngay cả khi không biết bơi.
8. Do độ mặn quá cao, không dạng sống nào có thể phát triển ở đây, đó là lý do hồ có tên Biển Chết. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Trong mùa mưa, độ mặn của hồ giảm xuống, tạo điều kiện cho một số vi khuẩn sinh sôi.
9. Không như muối ăn, muối ở đây rất đắng. Loại muối đắng này giúp trị nhiều bệnh da liễu như bệnh vấy nến, bệnh sần vỏ cam, mụn nhọt...
10. Trong nước hồ có rất nhiều loại khoáng chất. Lượng tia UV trong ánh nắng ở Biển Chết rất thấp, cộng với áp suất không khí cao (do ở vị trí thấp) tạo nhiều ích lợi cho sức khỏe con người như giảm căng thẳng, tẩy da chết, giảm đau cơ, điều trị viêm khớp và viêm xoang.
Muối đóng thành tảng như băng tuyết tại Biển Chết.
11. Biển Chết có một hiện tượng bất thường: liên tục tạo ra nhựa đường. Loại nhựa đường được người Ai Cập cổ sử dụng để ướp xác lấy từ Biển Chết. Do hiện tượng này, người Hy Lạp cổ gọi nơi đây là hồ Nhựa Đường.
12. Nước không lưu thông ở Biển Chết vì ba bên xung quanh là đất kín, chỉ có sông suối đổ nước vào hồ chứ không có đường dẫn nước ra.
13. Biển Chết là một kỳ quan thiên nhiên. Đặc biệt hơn, hồ nước này còn nằm giữa một kỳ quan thiên nhiên khác. Biển Chết nằm ở điểm thấp nhất của thung lũng giãn tách lớn (Great Rift), địa hình dạng máng dài nhất thế giới (dài khoảng 6.000 km, vắt qua 20 quốc gia).
14. Khu vực quanh có rừng chà là rộng 2.500 m2.
15. Hồ nước cung cấp nguồn kali lớn cho nông nghiệp toàn thế giới.
16. Khoảng 50% kinh tế địa phương là từ nông nghiệp gần vùng Biển Chết.
17. Khướu bụi Ả Rập và các loài chim khác sống quanh khu Biển Chết vào các thời điểm trong năm.
18. Khí hậu khô và luôn chan hòa ánh nắng, lượng mưa hàng năm chưa tới 50 mm.
19. Đây là hồ tiền sử, hình thành cách đây 2-3,7 triệu năm.
20. Biển Chết là một trong những nơi được Cleopatra yêu thích. Bà thích nơi này đến mức cho xây dựng các khu nghỉ dưỡng và xưởng mỹ phẩm dọc bờ hồ.
21. Biển Chết xuất hiện khá nhiều trong Kinh Thánh và có liên hệ với chúa Jesus và tông đồ John. Đáng chú ý là có chi tiết ghi rằng một ngày, vùng nước này sẽ hồi sinh, các động vật sẽ không chỉ sống được mà còn sinh trưởng mạnh. Cũng theo Kinh Thánh, thì vua David đã từng trú ngụ gần vùng hồ này.
22. Các bản ghi chép của Aristotle cũng nhắc tới Biển Chết.
23. Với Herod vĩ đại, Biển Chết trở thành khu nghỉ dưỡng điều trị đầu tiên.
24. Ngày nay, khoáng chất và muối Biển Chết được dùng làm túi thơm và mỹ phẩm.
25. Nhiều thế kỷ trước, nơi đây được gọi là “Biển Bốc Mùi”.
26. Nước trong hồ trong xanh tuyệt đẹp chẳng thua kém gì những bãi biển nổi tiếng trên thế giới.
27. Với khí hậu khô và nhiệt độ cao quanh năm (nhiệt độ cao nhất là 30 độ C vào mùa đông, và 40 độ C vào mùa hè), Biển Chết thực sự là một điểm đến lý tưởng cho du khách trong suốt 365 ngày trong năm.
Thần bài Tom Dwan thách thức mọi đối thủ (Xã hội) - (PNamp;ĐS) - Tom Dwan là nỗi khiếp sợ đồng thời cũng là một cái tên đáng ngưỡng mộ của bất cứ tay bạc nào từng gặp anh. |