Các nhà nghiên cứu về Ai Cập cổ đại mới đây đã đưa ra lời giải cho chi tiết dương vật của xác ướp vua Tutankhamun nổi tiếng được dựng thẳng đứng một góc 90 độ. Lý do mà nhà nghiên cứu đưa ra là bởi vua muốn hóa thân thành thần Osiris và dập tắt một cuộc cách mạng tôn giáo được khơi nguồn bởi cha mình.
Theo nhà nghiên cứu, giáo sư Salima Ikram thuộc ĐH Cairo (Mỹ), dương vật "cương cứng" của xác ướp không phải là một tai nạn trong quá trình ướp xác. Bà đưa ra giả thuyết rằng, rất có thể đó là một trong những nỗ lực khiến vua Tutankhamun xuất hiện như thần Osiris - vị thần của thế giới ngầm.
Giáo sư Ikram cho rằng, nỗ lực để làm vua Tut xuất hiện giống với thần Osiris có thể giúp chống lại cuộc cách mạng tôn giáo mà cha ông - vua Akhenaten đã gây ra. Ikram chia sẻ: "Dương vật cương cứng gợi lên một hình ảnh mạnh mẽ, biểu tượng tinh túy cho sự tái sinh và phục sinh".
Xác ướp của Tutankhamun bị cháy rụi ngay chính trong quan tài của mình. Một nghiên cứu về xác ướp vua Tut trước đây cũng đã chỉ ra phần dung dịch dầu ướp xác có màu đen được bao phủ toàn thân đã gây ra phản ứng cháy phía bên trong quan tài và thiêu rụi toàn bộ hài cốt của vị Pharaoh xấu số này.
Nói về người cá nổi tiếng nhất và có lẽ cũng là "tai tiếng" nhất trong lịch sử phải kể đến mỹ nhân ngư FeeJee, một sinh vật kỳ lạ với khuôn mặt và hình thù gớm ghiếc cùng chiều dài 525mm, chiều cao 210mm và độ rộng 212mm ra mắt công chúng New York vào năm 1842 với sự đón nhận nhiệt tình từ phía các nhà khoa học và những người háo hức được chứng kiến phát hiện "quý báu" của nhân loại. Người đứng ra đảm bảo đây là xác ướp của người cá là một quý ông xưng danh "Tiến sĩ Griffith".
Các nhà khoa học thuộc bảo tàng Horniman không ngừng nghiên cứu về nguồn gốc của "nàng tiên cá" - vốn luôn là một ẩn số với con người. Theo Juanita Hollis, chuyên gia về bảo tồn của trường đại học Cambridge (Anh), xác ướp này có 60% là xương người ở nửa trên và 40% còn lại nửa dưới là xương cá.
Thậm chí, có người cho rằng, xác ướp cá khỉ FeeJee chính là tổ tiên của người cá sau này và FeeJee là tổ tiên cuối cùng của người cá, chúng cũng bị tuyệt chủng do sự thay đổi của bề mặt trái đất và sự phát triển của xã hội người cá.
Năm 2011, một nhóm nghiên cứu người Anh thuộc trường đại học St George cuối cùng đã đưa ra một kết luận gây bàng hoàng cho toàn giới khoa học. Xác ướp bao lâu nay được coi là bằng chứng về sự tồn tại của người cá thực chất chỉ là sự lừa đảo. Đó chỉ là sản phẩm cấy ghép tinh vi giữa mình khỉ và đuôi cá. Vào tháng 3.2011, nhóm nghiên cứu đã chụp X - quang mẫu xác ướp cá khỉ tại viện bảo tàng Horniman, đồng thời tiết lộ một nửa của FeeJee hỉ thực chất được làm từ giấy, lá cây, dây sắt, đất sét, các mẩu xương cá và chân gà. Không hề có một dấu vết nào liên quan đến khỉ.
Từ công đoạn bắt đầu cho đến khi hoàn thành, người Ai Cập cổ đại thường mất 70 ngày để thực hiện các bước trong quy trình biến thi hài trở thành xác ướp.
Trong quá trình ướp xác, 4 bộ phận cơ thể của thi hài thường được loại bỏ đó là: phổi, gan, dạ dày và ruột.
Để hoàn thành quy trình ướp xác vô cùng công phu, người Ai Cập sử dụng một đội gồm 3 người: 2 thợ ướp xác và một người ghi chép.
Giới khảo cổ đã phát hiện 63 ngôi mộ ở thung lũng những Vị Vua. Một trong những ngôi mộ nổi tiếng được phát hiện tại khu vực này là lăng mộ của vua Tutankhamun, nữ hoàng nổi tiếng nhất Ai Cập Hatshepsut (trong ảnh). Đây là nơi an nghỉ của các thành viên hoàng gia Ai Cập từ hơn 3.000 năm trước.
Các chuyên gia cũng tìm thấy 7 tấm vải liệm dùng để bọc các xác ướp.
Người ta tìm được 6 cỗ xe ngựa chôn trong hầm mộ của vua Tutankhamun. Đây là những phương tiện mà vị pharaoh trẻ tuổi thường xuyên sử dụng trong các dịp nghi lễ hay di chuyển thường ngày…
Để tránh bị bọn cướp đào trộm mộ xác ướp vua Ramesses II, các thầy tế Ai Cập cổ đại đã không chôn cất thi hài vị pharaoh được giới sử gia đánh giá là vị vua dũng mãnh nhất Ai Cập ở thung lũng các Vị Vua. Họ đã chuyển xác ướp vị vua vĩ đại này này sang một nơi chôn cất khác.
Năm 1881, xác ướp của pharaoh Ramesses II được phát hiện chôn cất tại nơi bí mật của hoàng gia tại Deir el- Bahri cùng với hơn 50 xác ướp của nhà lãnh đạo và các vị quý tộc khác.
Năm 1974, các nhà khảo cổ học đã đưa xác ướp này đến Paris, Pháp để diệt nhiễm nấm. Điều đặc biệt kỳ lạ là trước khi rời Ai Cập, xác ướp Ramesses II được chính quyền nước này cấp hộ chiếu Ai Cập, trong đó phần liệt kê nghề nghiệp của ông được ghi là Vua (người đã qua đời). Đây là xác ướp duy nhất trên thế giới được cấp hộ chiếu.