Các loại thịt
Các loại thịt có hàm lượng các chất protein và carbon hydrat dồi dào trong các loại thịt trên khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành nhiệt lượng, giúp bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Các loại thịt có hàm lượng giàu protein gồm: Thịt bò, thịt trâu, thịt bê, sườn lợn, thịt gà, các loại cá…
Các loại hải sản giàu i-ốt
Các thực phẩm từ hải sản giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì. Đồng thời các món ăn được chế biến từ hải sản cũng nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy cơ thể con người sinh nhiệt, chống giá rét.
Các loại hải sản giàu i-ốt có nhiều trong: rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến…
Các loại rau, trái cây
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người chống rét kém và thường xuyên cảm thấy “lạnh giá” là do cơ thể thiếu muối vô cơ. Các loại rau dạng sợi và củ như ngó sen, cà rốt, su hào, khoai môn, khoai tây, rau bí, cải ngọt, súp lơ... rất giàu hàm lượng muối vô cơ này.
Ngoài ra, trái cây như quýt, đu đủ, cam, nho, lê, …cũng là những loại không thể thiếu cho việc thúc đẩy hệ miễn dịch. Ăn ít nhất 75mg vitamin C (từ đu đủ, cam, dưa đỏ) để kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của tế bào bạch cầu chống nhiễm khuẩn. Để tăng cường hệ thống miễn dịch, hãy ăn nhiều chất chứa beta caroten có trong các loại rau lá xanh như xà lách, hoa lơ, cải xanh, cải xoăn, ...
Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa sẽ giúp bù đắp năng lượng và làm ấm cơ thể con người. Ngoài ra, khi ăn các thực phẩm chứa chất chống oxi hóa cũng sẽ giúp tái tạo cơ thể và ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: bí ngô, khoai tây, cà chua...
Rượu vang đỏ
Những người uống một ly rượu vang nhỏ vào ban đêm có thể ngăn ngừa được tình trạng sổ mũi trong mùa lạnh. Theo báo cáo của tờ Daily Mail, một lượng rất nhỏ hợp chất resveratrol có trong rượu vang có thể làm dịu đi sự khó chịu khi bạn bị tắc mũi do cảm lạnh.
Các loại gia vị
Gừng, tỏi, tiêu, ớt là các gia vị, vừa chứa nhiều vitamin A và C. Các gia vị cay này là vị thuốc hữu hiệu làm ấm nóng cơ thể, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa cảm cúm trong mùa đông.
Tỏi không chỉ có tác dụng làm thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn, mà còn là loại thực phẩm hàng đầu bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống trong những ngày đông lạnh giá. Tỏi được ví như là loại “kháng sinh tự nhiên” giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ mắc các chứng bệnh cho virus và vi khuẩn tấn công.
Gừng có chứa chất gingerol và chogaol có khả năng sinh nhiệt làm cho cơ thể trở nên ấm áp lúc trời trở lạnh. Bên cạnh đó gừng sẽ giúp bạn chữa cảm thông thường, viêm họng, điều trị chứng đau đầu và buồn nôn.
Mật ong có khả năng kháng khuẩn, phòng chống vi trùng. Một ly nước cam pha với mật ong sẽ giải quyết các chứng ho, đau họng, tăng sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể.
Chanh có hàm lượng vitamin C dồi dào, sẽ hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra chanh còn kích thích nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, phòng ngừa các bệnh như cảm, ho, cúm…
Trà gừng hay nước ép gừng
Đặc tính của gừng là loại thực phẩm có tính cay nóng, rất thích hợp nếu sử dụng vào mục đích làm ấm cơ thể trong những ngày mùa đông lạnh giá.
Thêm vào đó, gừng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng, phòng tránh hiện tượng tắc nghẹt ở cổ họng và mũi do chứng cảm cúm và viêm họng gây nên. Các chất chống viêm Gingerols và shaogals có trong rễ gừng sẽ giúp làm giảm đau họng một cách nhanh chóng, đồng thời cũng tiêu diệt virut rhino, gây cảm lạnh. Chúng ta có thể uống gừng như một loại nước trái cây hoặc ngâm và uống cùng với trà để làm dịu cổ họng và mũi.
Chính bởi những công dụng tuyệt vời của gừng, bạn đừng quên thêm gừng vào chế độ ăn uống thường ngày. Uống trà gừng trong những ngày mùa đông cũng là cách để bạn tăng nhiệt độ cho cơ thể và bảo vệ sức khoẻ.