Nửa đêm, con gái tỉnh dậy khóc không ngừng và nói: 'Máy giặt hỏng', người mẹ mở máy giặt và bất ngờ

( PHUNUTODAY ) - Bao lực gia đình là một trong những vấn đề nghiêm trọng, gây hại lớn với trẻ nhỏ. Nếu không biết và can thiệp sớm có thể dẫn tới nhiều hệ lụy.

Người phụ nữ họ Lưu kể lại rằng cô từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ chồng chị yêu thương nhau, con gái của họ lớn lên khỏe mạnh, hoạt bát. Tuy nhiên, điều đáng buồn là chồng cũ của cô đã qua đời sau một tai nạn. Điều này khiến chị Lưu vô cùng đau đớn.

Sau đó, chị Lưu gặp được người chồng hiện tại. Cảm thấy anh ấy yêu mình, có thể lo cho cuộc sống của mình nên chị quyết định sẽ tái hôn với người đàn ông này. Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân với người chồng mới không tốt đẹp như chị tưởng. Con gái chị luôn tỏ ra sợ hãi khi nhìn thấy cha dượng. Tuy nhiên, khi chị Lưu hỏi, con bé lại không nói gì.

5

Nửa đêm, con gái của chị Lưu đột nhiên tỉnh dậy, khóc mãi không ngừng khiến chị hết sức sợ hãi. Con gái liên tục nói: "Mẹ ơi, máy giặt hỏng". Điều này khiến chị cảm thấy nghi ngờ và mở máy giặt ra xem. Bật máy giặt lên, chị Lưu tìm thấy một mảnh giấy nhỏ ghi dòng chữ: "Bố ơi, đừng đánh con nữa!"

Hóa ra, con gái chị Lưu thường xuyên bị cha dượng bạo hành. Sau mỗi lần đánh con riêng của vợ, chồng chị thường đe dọa bé gái không được nói với ai khác. Chị Lưu thực sự rất buồn sau khi biết về sự việc này và quyết định ly hôn, đưa con đi sống ở một căn hộ khác. 

Những vụ bạo lực gia đình vẫn thường xuyên diễn ra. Vậy tác hại mà nó để lại đối với trẻ nguy hiểm thế nào?

Trẻ dễ thay đổi tính nết

Có hai kiểu phản ứng ở trẻ thường xảy ra khi bị bạo hành. Nếu biểu hiện ra bên ngoài, trẻ có thể thay đổi tính nết. Phản ứng kiểu thứ nhất là trẻ đang hiền lành bỗng trở nên hung bạo, hay cáu gắt, khóc lóc, thậm chí có hành vi hung tính như đánh đập người khác hoặc độc ác với thú vật. Kiểu thứ hai là trẻ thu mình lại. Cụ thể là trẻ trở nên lo lắng, buồn phiền, xa lánh mọi người, không thích tiếp xúc và luôn mang cảm giác sợ sệt. Mức độ trầm trọng hơn là trẻ bị rối loạn tâm thần với các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác.

Sự phát triển tâm lý của trẻ bị tổn thương

Nếu thường xuyên bị bạo lực gia đình, nhân cách của trẻ sẽ dần trở nên yếu ớt, thiếu tự tin. Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị trầm cảm, không thích giao tiếp với người nước ngoài. Trẻ chỉ chờ đến khi lớn lên sẽ rời xa gia đình.

Trẻ trở nên vô cảm

Có những trẻ biểu hiện lúc nhỏ có thể đơn giản là hung bạo, hay cáu gắt, khó tính, nhưng khi lớn lên, trẻ có thể trở thành một con người cục cằn, lỗ mãng và độc ác. Sống trong môi trường không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình. Thậm chí trẻ trở nên vô cảm, không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác.

Trẻ em sẽ bắt chước hành vi bạo lực của cha mẹ

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Mọi hành động của bạn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như hành vi, tính cách, thói quen ... của trẻ. Vì vậy, chúng ta phải làm gương và nêu gương tốt là điều quan trọng nhất.

Nếu phụ huynh kiểm soát cảm xúc rất kém và luôn thể hiện hành vi bạo lực thì đứa trẻ cũng sẽ học được điều đó. Khi gặp vấn đề gì, chúng sẽ trực tiếp lực chọn sử dụng bạo lực để giải quyết. Trẻ sẽ trở nên hung hăng và bạo lực. Vì vậy, sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ là rất quan trọng. Cha mẹ phải làm gương, đối xử tốt với con cái thì các con mới thành công và trở thành người có ích trong tương lai.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link