Độ tuổi trung niên, giai đoạn trung gian của thời kỳ trưởng thành, nằm trong độ tuổi từ 45-65. Giai đoạn này trong cuộc đời được đánh dấu bởi sự thay đổi dần dần từng chút một về thể lý, nhận thức và xã hội đối với mỗi cá nhân khi con người ta dần lão hóa. Ở độ tuổi này, dù là ai đi chăng nữa cũng nên cân nhắc về 3 việc cần tránh, 3 điều không hỏi. Chỉ khi thấu hiểu chúng ta mới có thể thanh thản, an yên trong nửa cuối cuộc đời.
1. Ba điều cần tránh
Tránh lãng phí thời gian
Thời gian trôi qua chỉ như một chớp mắt, giờ ta đã bước vào hàng bậc trung rồi. Thời gian không chờ đợi một ai, chúng ta càng không nên lãng phí thời gian. Muốn làm cái gì thì hãy làm, muốn mua gì thì hãy mua, muốn ăn gì thì hãy ăn. Đừng nói là: “Hãy đợi sau này”, “Đợi khi có thời gian”, “Đợi qua mấy hôm nữa”. Người có thể đợi thời gian, nhưng thời gian quyết không đợi người. Hãy biết tận hưởng cuộc sống và yêu thương chính bản thân mình.
Vợ chồng cãi nhau
Vợ chồng cãi nhau lúc nào cũng là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình, bố mẹ thì lo lắng, con cái sẽ ảnh hưởng tâm lý. Có người cho rằng vợ chồng cãi nhau cũng như đầu giường cãi cuối giường không ai biết, tuy nhiên con cái hiểu, bố mẹ biết, không khí gia đình nặng nề, u uất. Đến tuổi trung niên, tính cách con người cũng trầm ổn hơn, cũng không tính ăn thua với nhau, nhất là người đầu gối tay ấp. Hãy chọn sống nhẹ nhàng, bao dung, đơn giản mọi thứ, khi đó đầu óc sẽ nhẹ nhàng, thư thái.
Không tạo áp lực cho con cái
Nhiều bậc phụ huynh trải qua cuộc sống với những giai đoạn tìm kiếm công ăn việc làm, cho nên lúc nào cũng lo lắng con cái của mình không kiếm được việc làm ổn định. Vậy nên ngay từ nhỏ họ đã tạo áp lực cho con, hết bắt học thêm cái này lại bổ túc cái kia khiến cho con cái sống như một cái máy, áp lực tứ bề chẳng biết đến tuổi thơ là gì.
Con người sướng khổ tốt xấu ở đời đều do phúc phận âm phần mà tạo ra. Vậy nên thân làm cha mẹ, điều cốt yếu là dạy con cái sống sao cho nên người, biết hiếu kính cha mẹ ông bà, lấy nhân làm gốc, lấy đức làm thầy. Con cái lớn lên là người có ích cho xã hội chứ không nhất thiết phải là người nổi trội, kiệt xuất.
2. Ba không hỏi
Chuyện người ta không chủ động nói
Người trung niên phải biết đạo lý cơ bản để hỏi chuyện, đối với chuyện người khác rõ ràng không muốn nói thì cũng không nên chủ động hỏi đến cùng. Như vậy không chỉ làm cho người khác hoài nghi mục đích của bản thân không thuần khiết, mà còn ảnh hưởng đến hình tượng của mình trong lòng mọi người. Trên thực tế, khi truy hỏi những điều người ta không muốn nói thường khiến cho người khác cảm thấy rất ấu trĩ, phiền phức và khó chịu, đôi khi còn khiến đối phương lúng túng, không biết nên làm gì. Có thể thấy, biết dừng lại đúng lúc mới là người khôn ngoan.
Chuyện liên quan đến tài sản riêng tư
Một số người có bản tính tò mò và luôn thích hỏi về những chuyện không liên quan đến họ. Thực tế, làm như vậy không những lãng phí thời gian và sức lực quý báu của mình, mà còn chẳng mang lại chút ý nghĩa hay giá trị gì, đôi khi còn bị người khác chán ghét. Cho dù bản thân có hiếu kỳ thế nào, phàm là chuyện liên quan đến chuyện riêng tư, tài sản của người khác thì đều không nên hỏi, đó là điều tế nhị trong cuộc sống. Nếu người ta kiên trì muốn nói, tìm lý do rời đi, bởi vì một khi có chuyện gì, bản thân cũng không thoát khỏi liên quan.
Chuyện liên quan đến mối quan hệ riêng tư
Chuyện liên quan đến mối quan hệ, cơ hội của người khác cũng không nên hỏi. Đừng hỏi những chuyện đó bởi rất có thể nửa đường xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn thì tội vạ có thể sẽ lại đổ lên đầu bạn. Loại chuyện này không nên hỏi, không nên quan tâm, khi người ta nói, tốt nhất nên tránh né.