Tảo mộ là hoạt động văn hóa tâm linh cổ truyền thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên nguồn cội. Đó là nét đẹp văn hóa duy trì nhiều đời. Thế nhưng theo quan niệm của người xưa hoạt động tảo mộ rất quan trọng nên cũng không thể làm qua quýt. Hơn nữa vì hoạt động này quan trọng thế nên một số người không nên tham gia để tránh phạm kỵ tâm linh phong thủy.
Phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con bú đừng đi tảo mộ vì sao?
Trong giai đoạn có thai và cho con bú, phụ nữ rất nhạy cảm, cơ thể yếu. Thế nên trong dịp này, phụ nữ không nên đi tảo mộ vì có thể ốm đau, nhiễm lạnh, ảnh hưởng thai nhi và trẻ nhỏ.
Nghĩa địa khí âm lạnh có thể khiến phụ nữ mang thai và cho con bú bị nhiễm hàn, làm mất sữa, yếu mệt, ảnh hưởng tới tương lai con trẻ. Địa hình nơi nghĩa trang nghĩa địa cũng thường không thuận lợi cho phụ nữ có thai nên có thể sơ sẩy trượt chân mà sinh non, sảy thai rồi từ đó lại nảy sinh nhiều điều dị nghị thêu dệt xui xẻo không tốt trong gia đình.
Phụ nữ đang trong kỳ kinh
Người xưa quan niệm kỳ kinh, phụ nữ không sạch sẽ. Do đó trong kỳ kinh phụ nữ nên tránh tham gia vào hoạt động tâm linh thờ cúng để tránh phạm đại kỵ bị quở trách. Hơn nữa trong kỳ kinh, khi tảo mộ, phụ nữ dễ bị tà khí xâm nhập vào cơ thể gây hại. Hơn nữa quan niệm xưa phụ nữ kỳ kinh không sạch sẽ nên khi đi tảo mộ thắp hương, nếu sơ sểnh có thể bị ông bà tổ tiên quở trách gây đại kỵ.
Người đang ốm yếu, đang điều trị bệnh nan y nguy hiểm
Khi sức khỏe yếu mà đi tảo mộ càng dễ bị bệnh hơn. Do đó những người này dù kính trọng tổ tiên nên vái vọng từ xa và khấn nguyện tại nhà, tránh đi xa, tránh đi tảo mộ để tránh gặp nguy hiểm hơn cho sức khỏe.
Người già yếu
Người già từ 70 cũng không nên đi tảo mộ vì đây là lúc họ gần đất xa trơi dễ xúc động. Hơn nữa họ đi nghĩa trang có thể dễ bị ngã. Âm khí nghĩa địa nặng mà người già thì dương khí đã giảm nên dễ bề ốm đau. Tuổi tác khi sau 70 cũng hay nghĩ về tổ tiên về cái chết nên việc đi tảo mộ có thể không mang lại điềm may mắn trong gia đình. Vì thế người già cũng nên ở nhà.
Những người để tang chồng chưa hết 3 năm
Thời xa xưa có quan niệm để tang 3 năm, mộ chồng xanh cỏ, khô mộ thì người muốn tái giá mới được tái giá. Do đó phụ nữ còn chưa hết đoạn tang chồng đi tảo mộ sẽ bị dị nghị cho rằng muốn tái giá ngay. Những người này cũng sẽ khó tái giá về sau vì bị đánh giá thấp. Tuy nhiên thời nay quan niệm cũng có khác đi nên cũng tùy theo tình hình gia đình và quan niệm từng địa phương mà những người này có đi tảo mộ hay không. Có người thương nhớ chồng thì họ vẫn đi tảo mộ thắp hương thăm chồng là bình thường.
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
Trẻ nhỏ sức yếu nên đi ra những nơi lạnh lẽo là không nên. Hơn nữa trẻ dễ bị sợ vía sẽ có thể quấy khóc. Trẻ cũng chưa rõ về phong tục này, khi ra nghĩa địa tảo mộ có thể chạy nhảy lung tung phạm đại kỵ. Điều đó có thể vô tình khiến trẻ bị quở trách mà ốm đau, ngủ mơ, thấy ác mộng. Do đó tốt nhất không cho trẻ quá nhỏ đi tảo mộ.
Con rể không đi tảo mộ nhà vợ, con gái đã lấy chồng không về tảo mộ nhà đẻ
Người xưa cho rằng dâu con rể khách. Thế nên con gái đi lấy chồng không còn là con nhà mình, con rể thì chỉ là khách mà tảo mộ là hoạt động nội tộc. Nếu người ngoài tham gia tảo mộ sẽ phạm đại kỵ rước vận xui và tổn hại tài vận gia chủ. Do đó con rể và con gái không đi tảo mộ, chỉ đứng xa nhìn, cũng không tham gia cúng lễ. Tuy nhiên ngày nay với nhiều địa phương việc tảo mộ còn là giới thiệu với ông bà tổ tiên về thành viên mới như con dâu con rể, hơn nữa còn là để dâu rể biết mộ phần của dòng họ. Thế nên quan niệm này ngày nay cũng tùy thuộc theo từng gia đình và từng địa phương.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm