Phần thịt lợn cả con chỉ có 2 miếng bé tí: Được ví như thuốc bổ, nhiều người không biết mà ăn

10:31, Thứ ba 04/01/2022

( PHUNUTODAY ) - Phần này của con lợn được sử dụng trong nhiều món ăn bài thuốc. Nếu dùng đúng cách có thể mang đến lợi ích cho sức khỏe.

Phần thịt được nhắc đến ở đây chính là thận lợn (hay còn được gọi là cật lợn, bầu dục lợn). Nhiều người quan niệm rằng, ăn gì bổ nấy nên thường mua cật lợn về để nấu các món ăn bổ thận. Thậm chí, nhiều nam giới còn truyền tai nhau về việc ăn cật lợn bổ thận, tráng dương, tăng cường bản lĩnh đàn ông.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mỗi thực phẩm đều có lợi ích nhất định đối với cơ thể nếu chúng ta biết dùng một cách khoa học, điều độ. Vì vậy, rất khó để so sánh bộ phận này tốt hơn bộ phận kia hay thực phẩm này tốt hơn thực phẩm khác.

cat-lon-01

Nói về giá trị dinh dưỡng của cật lợn, bộ phận này có lượng cholesterol rất cao với rất cao với 375mg. Hàm lượng vitamin A và sắt trong phần thịt này cao hơn hẳn thịt nạc. Tuy nhiên, lượng mỡ và protein trong thịt nạc lại cao hơn.

PGS Lâm không đồng tình với quan niệm ăn gì bổ nấy. Hiện nhiều người cho rằng ăn nhiều cật lợn tốt cho thận tuy nhiên cách ăn này có thể gây thêm nguy hại cho cơ thể.

PGS Lâm từng tiếp nhận một bệnh nhân mắc bệnh thận đến khám vì có chỉ số cholesterol rất cao, dù đang điều trị trong viện và ăn theo chế độ bệnh viện chỉ định. Sau khi tìm hiểu kỹ, bác sĩ phát hiện ra bệnh nhân ăn thêm một bát cháo bầu dục lợn mỗi ngày vì nghe người ta mách bệnh thận ăn bầu dục rất tốt.

Từ trường hợp trên, PGS Lâm khẳng định quan niệm ăn thận lợn bổ thận hoàn toàn không đúng, nhất là với những người bị suy thận cần giảm lượng đạm và cholesterol hấp thụ vào cơ thể.

cat-lon-02

Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, trong Đông y, quan niệm ăn tạng bổ tạng là dựa trên nguyên lý "đồng tương cầu", tức là ăn gì bổ nấy. Có nghĩa là hấp thu các dướng chất từ các bộ phận của con vật rồi chuyển hóa cho mình. Ví dụ như trong Đông y, ăn cật lợn cũng có tác dụng nhất định với thận nhưng chỉ áp dụng với người có sức khỏe bình thường, ăn uống điều độ và khoa học.

Còn đối với người bị bệnh, ăn gì bổ nấy chưa chắc đã đúng, thậm chí còn khiến bệnh nặng thêm.

Lương y Trung cho biết: "Tất cả các thực phẩm đều có tính hai mặt, nếu sử dụng khoa học thì sẽ giúp bồi bổ sức khỏe. Còn không sẽ gây ra tác dụng ngược. Đặc biệt, với những người có sẵn các bệnh lý trong cơ thể thì tuyệt đối không tùy tiện sử dụng, mà cần thực hiện theo khuyến cáo của người có chuyên môn".

Một số món ăn bài thuốc từ cật lợn

Cật lợn xào đỗ trọng

Món này có tác dụng tráng dương, bổ thận dùng cho người dương hư, di mộng tinh.

Nguyên liệu: 2 quả cật lợn, 10 gram đỗ trọng, 30 đào nhân, 15 gram gừng, 30 gram mộc nhĩ, 20 gram hành, 20 gram rượu, 50 gram dầu ăn.

Bổ dọc quả cật lợn làm đôi, lọc bỏ màng trắng, bỏ vài hạt muối vào bóp nhẹ để khử hết mùi khó chịu. Rửa lại bằng nước sạch và thái miếng mỏng vừa ăn.

Cho dầu vào chảo nóng, thêm gừng, hành thái nhỏ vào xào thơm. Sau đó cho cật lợn, mộc nhĩ đã thái miếng vừa ăn vào xào chín. Thêm chút rượu để khử mùi tanh của thận. Cho đỗ trọng, đào nhân vào xào chung. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn cùng với cơm nóng.

Cật lợn xào kiệu

Món ăn này giúp bổ thận, trị ù tai, mờ mắt, đau lưng, mỏi gối, lú lẫn, táo bón.

Nguyên liệu: 2 quả cật lợn, 60 gram hồ đào nhân, 240 gram củ kiệu tươi.

Sơ chế cật lợn như cách trên. Cho mỡ vào chảo rồi bỏ đào nhân vào rang vàng, bỏ củ kiệu, cật lợn vào xào chín, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Dùng khi còn nóng.

Cật lợn hấp đỗ trọng, lá sen

Công dụng của món ăn này là trị thận hư, đau lưng.

Nguyên liệu: 2 quả cật lợn, 10 gram bột đỗ trọng, lá sen.

Cật lợn làm sạch, thái nhỏ, tẩm đều bột đỗ trọng rồi gói trong lá sen và đem đi hấp chín.

Lưu ý, không nên lạm dụng nội tạng lợn, ăn quá nhiều sẽ hại thận.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền