Phật dạy: ''Lời nói do tâm sinh'', muốn biết người có tâm tính tốt xấu thế nào, chỉ cần quan sát điểm này

17:17, Thứ tư 24/01/2024

( PHUNUTODAY ) - Lời nói chính là biểu hiện rõ rệt nhất của một người có đức hay không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới giữ được phúc báo.

Lời nói do tâm sinh

Lắng nghe lời Phật dạy về nhận biết người tốt xấu. Lời nói chính là biểu hiện rõ rệt nhất của một người có đức hay không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới giữ được phúc báo.

Tại sao chỉ mất 2 năm để học nói nhưng ta phải dành cả đời để học cách im lặng?

Nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ. Mệnh của con người có tốt hay không có thể nhìn cách người đó nói chuyện là có thể nhận biết. Hàng ngày không nhất định đều phạm phải việc tổn đức, nhưng nói chuyện thốt ra những điều khó nghe, làm tổn thương người khác thì đương nhiên sẽ mất đi phúc báo. Cuộc sống của những người hay dùng những lời lẽ sắc nhọn làm tổn thương người khác thường là những người cô đơn, ít bạn bè.

phat-day

Thực tế là không người chồng nào muốn về nhà nếu có một cô vợ thường xuyên chì chiết, trách móc; không có đứa con nào hạnh phúc nếu có cha mẹ không nói lời dịu dàng mà chỉ quát nạt, la mắng; không có người bạn nào hứng thú giao thiệp với người hay nói lời cay độc, bình phẩm ác ý…

Người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói đều thể hiện là người có đạo đức, họ không dùng ngôn từ mạnh để phê phán, chê bai người khác, không dài dòng nói từ chuyện nọ sang chuyện kia, không kể công của bản thân mình sau khi đã giúp ai đó. Lời nói của họ luôn chân thành, với tâm ý động viên, khích lệ người khác.

Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình. Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.

Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình. Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.

tam-sinh-tuong-22

Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình. Ngày tháng tích tụ, bao nhiêu phúc báo cũng từ cái miệng mà đi hết nếu cứ thường xuyên gây khẩu nghiệp. Lời nói không hay sẽ làm tan vỡ mọi mối quan hệ, dù trước đó phải khó khăn để xây đắp.

Thực tế là không người chồng nào muốn về nhà nếu có một cô vợ thường xuyên chì chiết, trách móc; không có đứa con nào hạnh phúc nếu có cha mẹ không nói lời dịu dàng mà chỉ quát nạt, la mắng; không có người bạn nào hứng thú giao thiệp với người hay nói lời cay độc, bình phẩm ác ý… Cổ nhân nói: "Lời do tâm sinh", một người có tâm tính như thế nào thì sẽ nói ra những lời như thế.

Người có lòng bao dung lời nói ra sẽ nhẹ nhàng hòa ái, người trong tâm đầy oán hận, lời nói ra sẽ hung hăng, cay nghiệt. Người khiêm nhường lời nói ra sẽ chừng mực nhã nhặn. Người tự cao lời nói thường khoa trương phách lối.

7 lời nói khiến phúc báo hao tổn

1. “Vô trách nhiệm”

Những ai từng bị cha mẹ mắng là “Đồ vô trách nhiệm” có thể cảm nhận được những tổn thương sâu sắc của từ này. Thực tế, trong cuộc sống, bạn không nên tùy tiện sử dụng từ này để tránh những tác hại không mong muốn, trừ phi bạn có lý lẽ, chứng cứ rõ ràng. Nếu chỉ muốn dùng nó để uy hiếp đối phương, trút giận thì bạn hãy nên suy nghĩ lại.

2. “Xấu xa”

“Xấu xa” là một lời đánh giá rất nặng nề và có phần thiên kiến. Con người luôn có cả hai phần tốt và xấu đan cài. Việc bạn chỉ nhìn ra điểm xấu của người khác cũng chính là một loại công kích có mục đích. Người ta nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (con người sinh ra vốn tính thiện). Đánh giá một đứa trẻ là “xấu xa” có thể khiến tâm lý của chúng bị tổn thương nặng nề.

3. “Cảm thấy xấu hổ”

“Tôi cảm thấy xấu hổ thay cho bạn”. Bất cứ ai bị người khác nói những lời này, quả thực đều sẽ cảm thấy rất xấu hổ. Có thể người đó mắc lỗi, làm điều sai trái nào đó nhưng bạn hãy vị tha, bao dung họ. Hãy nghĩ lại xem, liệu có thể sử dụng từ ngữ nào khác tốt hơn, đủ để họ nhận ra sai lầm mà không làm tổn thương tới họ hay không.

4. “Gây trở ngại”

“Bạn gây trở ngại cho công việc của tôi rồi đó”.Cách nói này cũng làm tổn thương rất lớn tới lòng tự trọng của người khác, sẽ khiến đối phương tự cảm thấy mình trở nên vô dụng. Nếu bạn không có ý đó, hãy thay đổi cách nói khác.

5. “Vô dụng”

Đại đa số nhân viên nghe thấy từ này đều cảm thấy rất sợ hãi nhưng đây là từ các ông chủ thường thích dùng nhất. Mặc dù có thể ý của họ là muốn nhân viên nỗ lực hơn nữa để đạt tới kỳ vọng. Nhưng trên thực tế, những lời nói này ít khi mang đến hiệu quả tích cực.

Nếu ý của bạn là người nào đó làm việc không cố gắng, hãy chỉ nên nói là họ không cố gắng. Nếu ý của bạn là người nào đó làm việc năng suất, thì nói là họ làm việc không năng suất. Nếu nói người nào đó vô dụng, bạn chính là đang chê bai ai đó và tự đề cao bản thân.

6. “Thất vọng”

“Tôi hoàn toàn thất vọng về bạn!”, nghe có vẻ rất khó chịu phải không? Bạn nên nói như thế này có lẽ sẽ tốt hơn: “Tôi cảm thấy thất vọng về hành động này của bạn”.

Điều này có nghĩa là bạn đang bày tỏ thái độ không hài lòng về một sự việc hay một hành vi nào đó, nhưng vẫn có sự tôn trọng đối với người nghe. Hoặc có thể sử dụng cách nói uyển chuyển nhẹ nhàng hơn:“Được rồi, lần sau hãy dùng cách khác thử xem sao”.

7. “Không cần”

Đôi khi từ này có tác dụng rất hữu ích, nhưng thường xuyên sử dụng sẽ làm cho người ta cảm thấy khó chịu. Hãy tập trung vào việc khuyến khích đối phương làm việc mà bạn muốn họ làm, hiệu quả thường sẽ tốt hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa: Phật dạy