Theo luật nhân quả thì ai làm người ấy chịu. Cha làm tội, con không thể thay tội cha được. Nhưng rõ ràng có nhiều sự việc cho thấy cha làm nhưng con phải chịu liên quan.
Lý do là bởi nhân quả nghiệp báo có hai thứ: Biệt nghiệp và Cộng nghiệp.
Biệt nghiệp
Đây chính là quả báo riêng của mối chúng sinh, như mình học nhiều thì mình biết nhiều. Mình ăn thì mình no. Mình lười biếng thì nghèo khổ và thất bại triền miên mà thôi.
Cộng nghiệp
Cộng nghiệp chính là nghiệp chung của nhiều chúng sống, cùng sống trong hoàn cảnh. Đã sinh ra chung một gia đình thì chắc chắn cái nghiệp sẽ liên quan đến nhau.
Phật dạy khi ta ''hướng chánh'' thì tất cả các nghiệp đều được chuyển hóa cho dù nghiệp lực đó có xuất phát từ góc độ nào đi chăng nữa.
Thừa hưởng cái hay của thế hệ đi trước, đồng thời cũng phải gánh chịu những hậu quả mà thế hệ đó để lại. Phật dạy chúng ta không nên né tránh nó. Khi những nghiệp xấu của thế hệ trước để lại, nếu tiếp tục chúng ta chịu nhận và không làm cách nào để chuyển hóa thì chắc chắn con cháu mình sinh ra sau này cũng sẽ phải tiếp tục thừa hưởng.
Muốn chấp dứt những hệ quả xấu đó thì phải biết hướng tâm đến những cái chân thành, lương thiện. Chính việc tu thân tích đức này sẽ giúp cho thế hệ sau tránh được những hậu họa mà tổ tiên để lại.
Mỗi người sống trên đời đều có biệt nghiệp và cộng nghiệp riêng của mình. Nhưng nếu không biết hướng tâm đến chánh đạo thì mình sẽ chọn theo cộng nghiệp để đẩy mình đến cái kết tiêu cực như ông cha mình đã làm mà thôi.
Ví dụ như nhiều người thích rượu chè, thì sẽ chọn bạn rượu để kết giao. Người muốn tìm hạnh phúc sẽ ở gần những người lạc quan yêu đời.
Muốn chấm dứt cái hậu quả ''cha ăn mặn, con khát nước'' thì chính mình phải tu tập chuyển hóa bản thân để chấm dứt đời trong đời mình chứ không tiếp tục làm ảnh hưởng đến đời con cháu.