Vào thời cổ đại Trung Quốc, nhiều cô gái ước ao trở thành phi tử của Hoàng đế. Sự cạnh tranh để tiến cung là điều không thể tránh khỏi. Sau khi trở thành phi tử, nhiệm vụ chủ yếu của họ là sinh con để duy trì địa vị trong hậu cung.
Vì sao nhiều phi tần vào cung đã lâu nhưng không thể mang thai?
Tuy nhiên, đối diện với việc quá nhiều phi tần và cung nữ tranh giành tình thế, không ít phi tử không thể sinh con, điều này thật khó hiểu. Nguyên nhân đằng sau đó có thể là do số lượng phi tần quá đông trong hậu cung, trong khi chỉ có một Hoàng đế.
Thêm vào đó, Hoàng đế cũng là con người, có rất nhiều công việc triều đình cần quan tâm, dù có sức mạnh ra sao cũng dễ bị hao mòn. Vì vậy, việc không phải tất cả phụ nữ đều được Hoàng đế "thị tẩm" trong đời là điều tất yếu và phổ biến.
Một nguyên nhân khác là dù có may mắn được sủng ái, việc mang thai vẫn không thể đảm bảo. Sinh con là một điều khó có thể dự đoán trước được, có những phụ nữ lấy chồng nhiều năm mà vẫn không thụ tinh, trong khi có người chỉ cần một lần quan hệ là đã mang thai. Rất nhiều phi tần, dù Hoàng đế có sủng ái tới mức nào, cũng không thể thực hiện ước mơ sinh con, chỉ có thể đành lòng từ bỏ khát vọng "đổi đời".
Điều kiện y tế thời cổ đại không được cải thiện, đó là nguyên nhân thứ ba. Tỷ lệ sống sót của thai nhi rất thấp, nhiều phụ nữ mang thai bị sẩy thai mà không biết. Sẩy thai là một tai họa thể chất đối với người phụ nữ và làm cho khả năng sinh con trở nên khó khăn hơn nữa.
Một nguyên nhân khác liên quan đến chính trị là sự quyết định của Hoàng đế không muốn phi tần mang thai. Trong thời cổ đại Trung Quốc, nhiều cuộc hôn nhân được sắp đặt với mục đích giao hảo và làm thân. Các con gái đến từ các dân tộc thiểu số đã tiến cung, trở thành phi tử của Hoàng đế.
Tuy nhiên, vì xuất thân của họ thường không đạt đủ tiêu chuẩn để Hoàng đế yên tâm, chính vì vậy Hoàng đế không muốn họ mang thai. Để đảm bảo điều này, Hoàng đế ra lệnh thái y kê các loại thuốc tránh thai, làm cho các phi tần không thể sinh con, dẫn đến cuộc sống cô quạnh một đời của họ.
Nguyên nhân thứ năm là cuộc tranh giành chốn thâm cung, vì một phi tần mang thai sẽ được hoàng đế sủng ái hơn, nếu là con trai có thể được phong làm hoàng tử, nằm trong danh sách nối ngôi vua, người mẹ cũng nhờ cậy con mà nâng vị thế của mình lên.