"2 rửa" trong kỳ kinh nguyệt
1. Ngâm (rửa) chân bằng nước ấm nóng
Kì kinh nguyệt, nếu phụ nữ bị ẩm ướt và lạnh xâm nhập vào cơ thể sẽ gây lạnh tử cung, ảnh hưởng lớn đến tử cung và buồng trứng.
Vì vậy, trong những ngày này, chị em nên ngâm chân nước ấm để đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, xua tan không khí ẩm và lạnh. Từ đó, việc làm này giúp bạn đạt được hiệu quả làm ấm nhất định, đào thải các chất ứ đọng trong tử cung, từ đó có thể ngăn ngừa bệnh phụ khoa.
2. Tắm (rửa) bằng nước ấm nóng
Nhiều người thường "kiêng" tắm trong những ngày kinh nguyệt, tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn chính xác. Mà bạn nên sử dụng nước ấm nóng để tắm một cách phù hợp có thể làm giảm sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn hiệu quả. Nó cũng có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và giảm đau bụng kinh, xóa tan mệt mỏi cho chị em. Điều quan trọng là chúng ta nhớ lau khô người kịp thời sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.
"2 không rửa" trong kỳ kinh nguyệt
1. Không rửa tay bằng nước lạnh
Phụ nữ không tránh khỏi việc tắm rửa khi hành kinh, lúc này tay chắc chắn sẽ bị nhiễm nước lạnh, cơ thể phụ nữ lúc này rất mỏng manh, da tay trở nên đặc biệt nhạy cảm. Khi nước lạnh trên tay bốc hơi sẽ hấp thụ nhiệt xung quanh khiến nhiệt độ cơ thể giảm xuống, máu kinh không trôi chảy và xảy ra hiện tượng đau bụng kinh.
Vì vậy, chị em nên tránh rửa tay bằng nước lạnh mà hãy sử dụng nước ấm để phòng tránh sự xâm nhập của không khí ẩm, lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, bảo vệ tử cung và buồng trứng.
2. Không gội (rửa) đầu trong kỳ kinh nguyệt
Có thể nhiều người sẽ cảm thấy thắc mắc bởi việc tại sao chúng ta có thể tắm trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng lại không thể gội đầu? Trên thực tế, điều này chủ yếu là do da trên đầu của con người tương đối mỏng, dễ bị khí ẩm và lạnh xâm nhập, nếu khí lạnh xâm nhập vào cơ thể phụ nữ sẽ không chỉ gây đau đầu, mà còn khiến tử cung bị lạnh, kinh nguyệt thất thường... thậm chí dẫn đến sự xuất hiện sớm của chứng vô kinh.
Phụ nữ nếu không chịu được tóc bết dầu thì 2 ngày đầu trong kỳ kinh nguyệt không nên gội đầu mà cần chờ đến ngày thứ 3 để gội, nhưng cần nhớ phải lau khô tóc ngay sau khi xong để tránh bị lạnh xâm nhập.
Cách vệ sinh vùng kín vào ngày đèn đỏ
Trong chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh có khả năng ứ đọng nhiều trong vùng chậu và các cơ quan sinh dục. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong máu kinh.
Ngoài ra, trong quá trình chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu ra liên tục suốt ngày đêm, đôi khi cả trong lúc nghỉ ngơi hoặc làm việc. Máu kinh thường không đông mà đọng lại trong âm đạo. Ngay cả khi đến âm hộ, chúng vẫn còn có thể đọng lại ở dây, làm cho bạn cảm giác khó chịu và ẩm ướt, ngứa ngáy. Không những vậy, trong khi đi tiểu hoặc đi ngoài có thể làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn đối với khu vực vùng kín.
Vì vậy, bé gái tuổi dậy thì và phụ nữ ở trong giai đoạn này cần tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 4 lần/ngày, trước khi thay băng cần rửa tay sạch sẽ.
Mỗi ngày, tuỳ lượng máu kinh ra nhiều hay ít mà bạn sẽ thực hiện rửa vùng kín, thấm khô và thay băng. Nước sử dụng để rửa vùng kín phải sử dụng nước sạch. Không sử dụng các loại nước có khả năng gây nhiễm khuẩn cho vùng kín như nước ao, nước sông.
Trong mùa lạnh cần pha nước ấm để vệ sinh vùng kín. Khi vệ sinh vùng kín khi có kinh nguyệt tốt nhất nên sử dụng vòi nước hoặc dòng nước chảy để rửa sạch. Không được sử dụng chậụ để ngâm vùng kín và rửa. Có thể sử dụng thêm một chút xà phòng trung tính hoặc dung dịch phụ khoa để rửa vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ phụ khoa.
Sau khi rửa, bạn cần chú ý làm sạch hoặc thấm khô vùng kín. Quá trình vệ sinh vùng kín được thực hiện thường xuyên, đặc biệt sau khi đi tiểu hoặc đi ngoài.
Ngoài ra, bạn nên giữ cho quần lót luôn được khô thoáng. Nếu bạn tiểu són hoặc tiểu chưa hết thì nên thay quần lót 2-3 lần/ngày. Không nên mặc quần lót ướt để tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn có hại có điều kiện phát triển.
Bạn phải thay băng vệ sinh thường xuyên khi đang trong giai đoạn kinh nguyệt. Việc sử dụng băng vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt cần thiết để máu kinh thấm vào, không dây ra ngoài và gây mất vệ sinh. Hơn nữa, bạn cũng nên lưu ý đối với băng vệ sinh đã được sử dụng thì cần được gói cẩn thận và bỏ vào thùng rác. Nên thường xuyên thay băng sinh sinh, ít nhất khoảng 3 lần/ngày.
Bạn cũng không nên thực hiện thụt rửa âm đạo, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bên ngoài.
Trong chu kỳ kinh nguyệt không nên thực hiện giao hợp vì lúc này máu được biết như môi trường dễ nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn, ngủ, nghỉ và làm việc nhẹ nhàng. Bạn nên sử dụng các loại quần quá rộng rãi thoáng mát, tránh những quần áo dày, chật đặc biệt vào những ngày nóng bức.