Đừng can thiệp vào sự riêng tư
Khi nói chuyện với người khác thì điều cần thiết nhất chính là phải lịch sự và nó có nghĩa là không hỏi chuyện riêng tư của người khác. Nhiều người sau khi mở đầu câu chuyện lại thích hỏi thăm những chuyện riêng tư của đối phương.
Thực tế nhiều người chán ghét chủ đề này. Họ cảm thấy đây là quyền riêng tư của cá nhân mình, là điều họ không muốn nói ra.
Khi trò chuyện với mọi người dù là thân thiết hay bạn xã giao thì cũng nên hỏi những chuyện có giới hạn. Nếu càng ham muốn tò mò càng khiến người khác xa lánh.
Đừng chế giễu người khác
Người thích chế giễu người khác sẽ bị mọi người quay lưng. Không ai thích bị coi thường cả, dù bản thân có tầm thường thế nào. Những người thích chế giễu người khác hoặc là người có lòng tự trọng thấp và cần chứng tỏ mình không xấu bằng cách chế nhạo người khác, hoặc họ thấy mình mạnh mẽ, chẳng muốn thể hiện sự vượt trội của bản thân bằng cách chế nhạo người khác.
Kiểu người như này không chỉ trực tiếp chế nhạo người khác mà còn thích nói xấu sau lưng.
Ai sống mà chẳng có lòng tự trọng và chỉ có ít người sẽ không tức giận khi phải đối mặt với sự chế giễu của người khác. Đối với những người bày tỏ quan điểm của mình và không cần biết đến cảm xúc của người khác, họ sẽ bị xa lánh.
Nếu chẳng biết trau chốt lời nói thì bạn sẽ khó có được sự ưu tiên của người khác.
Đừng hỏi quá nhiều
Mỗi người ai cũng có những bí mật nhỏ trong lòng mà chẳng muốn người khác biết. Có lẽ khi mới gặp nhau thì hai người thi thoảng chia sẻ những bí mật nhỏ hoặc những chuyện đáng xấu hổ của riêng mình. Nhưng mỗi người đều là cá thể độc lập, có những nỗi đau thích hợp để bạn giấu kín trong lòng.
Không cần hỏi một người có yêu bạn không, đừng cố tìm hiểu những bí mật nhỏ trong lòng người đó. Mỗi người đều có cuộc sống của mình và phải tự lo cho bản thân mình.
Trong giao tiếp giữa các cá nhân, chỉ bằng cách tôn trọng lẫn nhau và không vượt qua ranh giới của nhau thì mối quan hệ người với người mới gần gũi hơn và càng bền chặt hơn.