Quy trình đỡ đẻ chuẩn của bệnh viện để không trao nhầm em bé

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Tại bệnh viện, quy trình đỡ đẻ cho một sản phụ rất nghiêm ngặt để tránh trường hợp trao nhầm em bé cho cha mẹ.

Tại Bệnh viện phụ sản Hùng Vương (TP.HCM), trung bình mỗi ngày có 80-100 ca sinh, thời gian cao điểm có thể lên đến 120 ca sinh/ngày. Cùng một thời điểm có thể có 4-5 sản phụ sinh là chuyện bình thường.

Vì vậy, việc đảm bảo cho ca sinh mẹ tròn con vuông và không thể trao nhầm em bé đã được bệnh viện đặt ra một quy trình chuẩn chặt chẽ. Các điều dưỡng, bác sĩ chỉ làm sai một bước nào trong quy trình cũng sẽ bị phạt rất nặng.

Quy trình chuẩn đỡ đẻ ở bệnh viện là như thế nào?

1. Khi làm thủ tục nhập viện, sản phụ sẽ được đeo một vòng tay ghi đầy đủ họ tên, năm sinh và mã số nhập viện (mã số bệnh nhân). Sau đó sản phụ sẽ lên phòng chờ sinh, khi có dấu sinh sẽ được chuyển qua phòng sinh.

2. Khi em bé vừa lọt lòng, bác sĩ, điều dưỡng sẽ nâng bé lên cho mẹ xem mặt và xác định rõ giới tính.

3. Đối với trường hợp sinh thường, bé khỏe thì ngay sau khi sinh, bé sẽ được giao trực tiếp cho mẹ, nằm ngay cạnh mẹ trên giường sinh. Mọi việc vệ sinh, mặc đồ, quấn khăn cho bé được điều dưỡng thực hiện ngay tại chỗ, bên cạnh mẹ.

4. Bé được cân ngay cạnh bàn sinh của mẹ.

Quy trình đỡ đẻ chuẩn của bệnh viện để không trao nhầm em bé
 Ảnh: Thanh niên

5. Điều dưỡng sẽ ghi thông tin của bé (tên mẹ, giới tính bé, ngày giờ sinh, cân nặng) vào vòng tay và đeo vào cho bé. Em bé được đeo cả hai vòng thông tin của mẹ và bé.

6. Bé và mẹ sau đó được đưa về phòng hậu sản. 

Từ lúc bé được sinh ra cho đến lúc hai mẹ con cùng về phòng hậu sản, em bé không rời mẹ, không được bế đi đâu hết, mẹ đâu con đó. Như vậy để đảm bảo, không có việc trao nhầm em bé này cho sản phụ khác.

Với em bé khi sinh ra yếu, cần hồi sức thì sẽ có thêm sự hỗ trợ của bác sĩ nhi ngay tại bàn sinh và hồi sức cho em bé tại phòng sinh.

7. Với trường hợp sinh mổ, khi được chỉ định mổ, sản phụ sẽ được đeo thêm một vòng tay nữa ghi đầy đủ thông tin của sản phụ giống y như vòng tay của sản phụ được đeo khi nhập viện chờ sinh.

Khi em bé được mổ bắt ra, bác sĩ cũng sẽ bế em bé lên cho mẹ xem mặt và xác định giới tính. Một vòng tay của mẹ sẽ được tháo ra đeo cho em bé. Như vậy, mẹ và con sẽ có hai vòng tay với thông tin giống y nhau. Ngoài ra điều dưỡng phụ trách ca sinh sẽ ghi thêm một vòng thông tin cân nặng, giới tính, ngày giờ sinh của bé để đeo cho bé

8. Mẹ sinh mổ sau đó phải được hồi sức, chuyển lên phòng hậu phẫu. Còn em bé sẽ được giao cho người nhà (ba, ông bà nội ngoại - có xác minh, chứng minh nhân dân) chăm sóc ngay tại phòng nhi của khoa sinh.

Mặt khác, một điều dưỡng sẽ phụ trách suốt một ca sinh và làm hết các thủ tục cho mẹ và bé chứ không được chuyển giao cho người khác. Không có chuyện điều dưỡng này đang làm ca này rồi chuyển qua ca kia, nếu ai “nhảy” như thế sẽ bị phạt rất nặng. Vì vậy, sẽ không có chuyện điều dưỡng bế lộn, trao lộn em bé.

Mới đây, câu chuyện của gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh đang tìm đứa con bị thất lạc nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Ai cũng mong sẽ có phép màu đến với gia đình bà.

Theo đó, ngày 10/10/1974, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh sinh con gái (người con thứ 3) tại nhà hộ sinh Ba Đình, nay là nhà hộ sinh 12 Lê Trực. Khi đó, hai mẹ con được đánh dấu ở bàn chân nhưng khi nhận lại con thì bà phát hiện không trùng khớp. Cụ thể, người mẹ được đánh số 33 nhưng đứa trẻ được trao lại có số 32.

Lúc đó, y tá giải thích rằng vì cho trẻ tắm nên số 33 bị mờ phần móc ở bên dưới nên không phải là sự nhầm lẫn.

Gia đình bà có bế cháu quay lại hỏi y tá và tìm lại trong phòng sinh lúc bấy giờ nhưng không thấy nữa.

Biết rằng không phải con mình nhưng âu đó cũng là duyên phận và biết không tìm lại được nữa nên gia đình cũng không đi tìm.

42 năm sau, bà Hạnh quyết định nói ra sự thật với mong muốn tìm lại con ruột của mình và cho người con hiện tại tìm lại gốc gác, nguồn cội.

Gia đình bà từ lúc nhận con cho đến suốt những năm tháng sau đó đều biết rằng đứa trẻ mình đang nuôi không phải là con đẻ. Bà Hạnh đã 2 lần làm xét nghiệm ADN trước khi nói ra sự thật đau lòng này.

Hiện, gia đình bà Hạnh vẫn đang dốc sức tìm kiếm các manh mối và tung tích về người con thất lạc tại nhà hộ sinh năm xưa.

Lời cảnh tỉnh cho các bà mẹ để con ngủ chung giường
Lời cảnh tỉnh cho các bà mẹ để con ngủ chung giường
(Xã hội) - (Phunutoday) - Thói quen tưởng chừng vô hại của bố mẹ rất có thể sẽ khiến con trẻ gặp nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, hãy cân nhắc khi hành động như thế này:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn