Rằm tháng 7 lau dọn bàn thờ cần chú ý điều gì?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Rằm tháng 7, nhiều gia đình Việt vẫn sắp xếp, lau dọn bàn thờ sạch sẽ, thanh tịnh. Vậy khi lau cần chú ý những điều gì?

Những điều cần lưu ý khi lau bàn thờ vào ngày rằm tháng 7 

Lau chùi cẩn thận, tránh làm đổ vỡ đồ thờ

Theo một nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người cho biết: Xưa kia việc cúng lễ được quan niệm là việc của đàn ông là người chủ gia đình, đích thân chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. Phụ nữ trông coi việc bếp núc.

Trên bàn thờ, tủ thờ thường có hộp ghi lại gia phả, văn bản cổ quý, di chúc… nên không muốn khi bao sái, dọn dẹp nơi thờ cúng con dâu tò mò mở ra, biết hết việc của dòng họ.

me
Thờ phụng là trách nhiệm, luân lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên.

Ngày nay, ở đô thị việc bày biện hay thắp hương trên bàn thờ không phân biệt nam, nữ, tuổi tác. Nhưng ở thôn quê nhiều địa phương vẫn giữ nếp xưa, việc cúng lễ là do đàn ông trong nhà làm. Vào những ngày cúng lễ quan trọng như rằm, mùng 1, giỗ chạp… thì mời người lớn tuổi nhất họ hoặc cao tuổi nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên. 

Thờ phụng là trách nhiệm, luân lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. Việc bao sái bàn thờ ai làm cũng được, không cứ phải chọn lựa, nhất là nhà ở đô thị, việc thờ cúng bao sái không còn phân biệt rạch ròi như trước. Người bao sái bàn thờ làm việc cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị… của tổ tiên để lại. Cả những tấm ảnh bố mẹ ông bà để thờ lâu ngày, nếu bao sái không cẩn thận mà bị hỏng, rách thì không sao có lại được nữa.

Không nên di chuyển  bát hương

Theo các nhà tâm linh, bàn thờ là nơi linh thiêng, ngày thường chỉ cần bao sái sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương là điều tối kỵ không nên làm khi dọn ban thờ, vì các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu.

Trước ngày rằm, lễ, các gia đình lau dọn bàn thờ gọi là lễ “bao sái”, nhằm tẩy rửa, lau dọn sạch sẽ tất đồ thờ tự. Thời gian bao sái tốt nhất nên chọn vào dịp cuối tháng.

Hãy tắm rửa rồi bắt tay vào việc. Đầu tiên bày đĩa hoa quả, thắp nén hương xin gia tiên và thần linh tạm lánh để con cháu bao sái bàn thờ. Chờ hương tàn hãy bắt đầu công việc. Hãy trải vải đỏ (hoặc giấy đỏ) lên mâm (hoặc bàn) để đưa bài vị, đồ thờ đặt vào đó.

Cẩn thận đặt đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên riêng rẽ kẻo lẫn lộn.

Sau đó dùng nước vang ấm (nước đun từ 5 thứ thảo dược thơm), rượu gừng để lau. Bao sái thuận là lau bài vị Phật, rồi thần linh trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị tổ tiên (không nên làm ngược lại vì bị coi là bất kính). Sau khi lau sạch bát hương, đồ thờ cúng, bài vị sạch sẽ bằng nước thơm, để khô thì đặt lại như cũ.

Trước khi lau dọn bàn thờ cần làm những việc sau

Hãy tắm rửa rồi bắt tay vào việc. Đầu tiên bày đĩa hoa quả, thắp nén hương xin gia tiên và thần linh tạm lánh để con cháu bao sái bàn thờ. Chờ hương tàn hãy bắt đầu công việc. Hãy trải vải đỏ (hoặc giấy đỏ) lên mâm (hoặc bàn) để đưa bài vị, đồ thờ đặt vào đó. Cẩn thận đặt đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên riêng rẽ kẻo lẫn lộn.

Sau đó dùng nước vang ấm (nước đun từ 5 thứ thảo dược thơm), rượu gừng để lau. Bao sái thuận là lau bài vị Phật, rồi thần linh trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị tổ tiên (không nên làm ngược lại vì bị coi là bất kính). Sau khi lau sạch bát hương, đồ thờ cúng, bài vị sạch sẽ bằng nước thơm, để khô thì đặt lại như cũ.

Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người) lưu ý: Thời điểm bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng 7 âm lịch cần làm từ cuối tháng 6 âm lịch, còn bây giờ thì thời điểm đó đã qua. Bây giờ là đầu tháng nên người dân chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt. Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm hãy làm theo lệ cũ phép xưa.

Cách chuẩn bị mâm lễ cúng cho ngày rằm tháng 7

Mâm cúng Phật

Đối với những gia đình theo đạo Phật thì rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Lúc làm lễ cúng nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này. Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.

Cúng thần linh và gia tiên

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.

Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.

Mâm cúng chúng sinh (Cô hồn)

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, tức là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước...

Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Vì vậy, dân gian thường làm một mâm lễ cho các vong hồn này để chúng không quấy nhiễu dương gian.

Trái với mâm cúng Phật và gia tiên. Lễ cúng cô hồn được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.

Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:

Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)

Hoa quả (5 loại 5 mầu)

12 cục đường thẻ

Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)

Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)

Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Kiêng nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn - lý do vì sao?
Kiêng nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn - lý do vì sao?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dân gian tương truyền rằng, trong tháng cô hồn không được nhặt tiền rơi vãi trên đường, nếu không người nhặt tiền sẽ bị đen đủi, gặp vận xui.
Cách cúng cô hồn đúng nhất để tránh rước vong vào nhà
Cách cúng cô hồn đúng nhất để tránh rước vong vào nhà
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cúng cô hồn là nghi lễ rất được coi trọng trong tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, cúng thế nào mới đúng cách để tránh rước vong vào nhà?
Tháng cô hồn kiêng đi đâu, làm gì?
Tháng cô hồn kiêng đi đâu, làm gì?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", trong tháng 7 cô hồn đáng sợ này bạn cần kiêng kỵ đi đâu, kiêng làm những việc gì? Tham khảo ngay nhé.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn