Giá trị dinh dưỡng của rau dền
Rau dền chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin và các loại khoáng chất thiết yếu. Các axit amin có trong loại rau này biến nó trở thành nguồn protein thực vật hoàn chỉnh. Ngoài ra, lượng sắt, magie, phốt pho, kali trong rau dền cũng dồi dào, tốt cho sức khỏe.
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một nghiên cứu của Celho và cộng sự năm 2018 cho thấy hạt rau dền có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng có thành phần axit amin cân bằng. Trong đó, loại hạt này chứa nhiều lysine và methione. Các loại ngũ cốc khác thường bị thiếu hụt các loại này. Ngoài ra, chúng có thể tạo ra các peptide hoạt tính sinh học trong quá trình tiêu hóa và mang lại lợi ích cho sức khỏe con người.
Protein trong rau dền được coi là loại protein hoàn chỉnh. Nó có sự cân bằng về thành phần axit amin và không hề chứa gluten. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các peptide hoạt tính sinh học và sản phẩm thủy phân của nó có tiềm năng trong việc ngăn ngừa một số bệnh tim mạch, tiểu đường…
Trong công nghiệp thực phẩm, người ta sử dụng protein trong thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng dưỡng. Loại protein này có tiềm năng lớn trong việc tạo ra các sản phẩm thực phẩm chức năng và các sản phả tương tự thịt.
100 gram rau dền nấu chín có thể cung cấp 102 calo, 3,8 gram chất đạm, 2 gram chất xơ, 19,7 gram carbohydrate, 1,6 gram chất béo, 158 mg canxi, 2,1 mg sắt, 65mg magie, 150mg phốt pho, 135mg kali, 1,9mg vitamin C cùng các loại vitamin và khoáng chất khác.

Người bị bệnh gì không nên ăn rau dền?
Rau dền tốt cho sức khỏe, chứa nhiều đạm, nhiều chất xơ nhưng không nên ăn quá nhiều trong một bữa để tránh gây đầy bụng, khó chịu. Bên cạnh đó, một số người cũng không nên loại rau này.
- Người bị bệnh sỏi thận, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp
Lượng axit oxalic trong rau dền khá lớn. Chất này khi đi vào cơ thể có thể kết hợp với canxi để tạo thành kết tủa và lâu dài sẽ gây ra bệnh sỏi thận hoặc khiến bệnh tình của người bị sỏi thận càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Lượng purin rau dền cũng nhiều đáng kể. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thah axit uric. Nếu axit uric tăng lên và tích tụ trong cơ thể, tình trạng bệnh có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, theo báo Sức khỏe & Đời sống, rau dền chứa nhiều đạm. Theo TS. BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch mai. Ngoài ra, rạu dền cũng không được khuyến khích dùng cho người bị bệnh gout, viêm khớp dạng thấp.
- Người dùng thuốc chống đông máu
Rau dền cung cấp nhiều vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, ngăn ngừa chảy máu quá nhiều. Người sử dụng thuốc chống đông máu nếu dùng nhiều rau dền có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Vì vậy, người đang sử dụng loại thuốc này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ rau dền và một số loại thực phẩm khác.
- Người bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng
Theo Đông y, rau dền có tính hàn, có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đi ngoài lòng nếu sử dụng không đúng cách. Đặc biệt, những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài lỏng thì càng nên hạn chế ăn loại rau này.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề ai không nên ăn rau dền, giúp cung cấp dưỡng chất đồng thời bảo vệ sức khỏe.