Mẹ than trời vì mắc bệnh 'đáng xấu hổ', lúc nào cũng ướt quần: BS nói phần lớn sau sinh sẽ bị

08:05, Thứ năm 27/05/2021

( PHUNUTODAY ) - Phụ nữ sau sinh thường phải đối mặt với nhiều thay đổi về sức khỏe và cơ thể, ngay cả vấn đề vệ sinh cũng vậy.

Hồi chưa sinh con, thận của mình rất tốt, một ngày uống 2 lit nước mà không đi vệ sinh vặt, cũng không phải đi đêm, ấy vậy mà sinh con xong thì nó thay đổi hẳn luôn ấy ạ.

Mình không những bị đi tiểu đêm mà số lần đi tiểu cũng tăng lên, cứ uống nước vào là lại buồn đi. Khổ hơn là nhiều khi nó đi không kiểm soát ý các mẹ, có những lần vợ chồng đang 'lãng mạn' mà nó cứ chảy ra xấu hổ quá.

Tất nhiên là mỗi lần chỉ có tí xíu thôi nhưng mà làm mình ngại và mất tự tin cực kỳ. Vậy nên giờ mình mà ra ngoài là cứ phải dùng tới băng vệ sinh hàng ngày ý. Còn ở nhà thì suốt ngày phải thay quần chip vì nhiều khi không nín được.

1

Mình khổ tâm kinh khủng, không dám nói cho ai, cứ tưởng mỗi mình bị thế, cho tới hôm đọc trong nhóm một chị tâm sự cũng bị như mình.

Chị ấy phải sống trong tình trạng này suốt 10 năm nay rồi. Lúc đầu, nước tiểu chỉ bị rỉ ra khi ho, nhảy mạnh hoặc hắt hơi thôi. Thế nhưng dần dần sau này thì nước tiểu cứ chảy ào ào mất kiểm soát. Điều này khiến bản thân chị khổ sở vô cùng. Cơ mà cũng giống mình, ngại nên nấn ná không đi khám.

Sau đó mình cũng tìm hiểu thêm rất nhiều thông tin trên mạng, thì dọc thấy chia sẻ của TS. BS Lê Thị Anh Đào (Trưởng khoa A5, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) về vấn đề này.

Bác sĩ ‘chỉ mặt đặt tên’ căn bệnh gây xấu hổ hầu hết chị em phụ nữ đều gặp sau sinh

Theo BS. Đào tình trạng mà những chị em như mình gặp phải được gọi là són tiểu. Bệnh này không phải bệnh do lớn tuổi cũng không phải ai sinh xong cũng sẽ bị.

Tuy nhiên, nó thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ từ 20 – 55 tuổi thì sẽ có 1 – 3 người bị són tiểu. Khoảng 20 – 50% số chị em bị nặng. Bệnh són tiểu không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nó lại khiến chị em xấu hổ, mất tự tin do mất vệ sinh, gầy mùi.

Nguyên nhân là do chị em sinh con nhiều lần, em bé sinh ra to, bị rách cửa mình khi sinh nở, phải mổ cắt tử cung, mổ sa sinh dục trước. Bệnh còn gặp ở lứa tuổi phụ nữ mãn kinh.

Một nguyên nhân nữa liên quan tới dây thần kinh không kiểm soát được và gây són tiểu. Cũng có người bị són tiểu hỗn hợp do nhiều nguyên nhân.

Ngoài ra, những người bị béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu, táo bón, ho kéo dài, uống nhiều cà phê, rượu, hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ bị són tiểu.

Dấu hiệu ở những người bị són tiểu gồm:

+ Khi ho, hắt hơi, chạy nhảy, mang vật nặng, gần gũi chồng thường bị tiểu són ra quần.

+ Mắc tiểu là phải đi ngay nhưng nhiều khi vẫn không kịp vì không thể nín lại được dù chỉ 1s

+ Đi tiểu bất thường như tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu đêm, đái dầm, nước tiểu tự trào ra, phải rặn tiểu, đi rồi vẫn có cảm giác buồn nhưng lại đi không được.

2

Làm cách nào để chữa được căn bệnh xấu hổ này

Theo BS. Đào, để giải quyết tình trạng này chị em hãy tập bài tập kegel nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ. Bài tập này giúp tăng cường và hỗ trợ cơ quan sinh lý. Nó không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, lấy lại sự săn chắc cho ‘bé’ mà còn làm giảm nguy cơ mất kiểm soát đường tiết niệu và ruột. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ bị rò rỉ đường tiết niệu. Ngoài ra còn có thể làm giảm khả năng bị sa dạ con ở chị em.

Bài tập Kegel bắt đầu có từ năm 1948, được sáng tạo bởi một BS phụ khoa người Mỹ. Đến những năm gần đây, bài tập mới phổ biến khi mọi người ngày càng thấy được tác dụng tuyệt vời của nó.

Cách thực hiện: Đầu tiên cần xác định vị trí của cơ sàn chậu bằng cách để ý khi bạn đi tiểu, cố gắng ngưng dòng nước, khung xương di chuyển chính là cơ sản chậu

Cố gắng thắt chặt cơ giữ trong ít nhất 10 giây.

Sau đó lại thả ra và tiếp tục.

Lặp lại động tác này 4 - 5 lần. Mỗi ngày 1 hoặc một vài lần nếu bạn đã quen.

Mới đầu, việc thực hiện động tác này khá khó khăn, hãy khởi đầu dễ dàng hơn khi nằm. Sau khi đã quen, bạn có thể tập ở bất cứ đâu và tư thế nào như đứng, ngồi, nằm,… Thực hiện đều đặn hàng ngày, bạn sẽ nhận thấy thay đổi tích cực.

Với những người bị nặng thì cần đi bệnh viện khám để bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị kịp thời. Vậy khi nào thì các mẹ cần phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa?

+ Khi bạn cảm thấy không thoải mái với tình trạng són tiểu của bản thân.

+ Tần suất són tiểu nhiều, làm giảm chất lượng cuộc sống.

+ Són tiểu khiến chị em bị hạn chế hoạt động và giao tiếp xã hội.

+ Có thể bị té ngã khi phải di chuyển nhanh tới nhà vệ sinh.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo