Rối loạn tiền đình cứ tập theo động tác này: 'Bơm máu' lên não, hết đau đầu hoa mắt chóng mặt

16:02, Thứ năm 11/08/2022

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là một số bài tập chữa rối loạn tiền đình tại nhà để hạn chế những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt...

Bài tập cho mắt giúp chữa rối loạn tiền đình

Bạn thực hiện bài tập theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Ngồi hoặc đứng yên, nhìn thẳng về phía trước và tập trung vào một vật ở ngang tầm mắt với bạn.

Bước 2: Di chuyển đầu từ bên này sang bên kia, nhưng vẫn phải giữ điểm nhìn vào vật thể được nhắm đến. Nếu cảm thấy chóng mặt và nhức đầu, bạn nên làm chậm lại.Bước 3: Cố gắng duy trì tối đa có thể, tập dần để có thể thực hiện liên tục trong 1 phút vì não bộ cần có thời gian để thích ứng. Lặp lại bài tập 3 – 5 lần trong 1 ngày.

Bạn cũng có thể thực hiện bài tập rối loạn tiền đình cho mắt kể trên nhưng với động tác gật đầu lên xuống. Sau khi đã quen, hãy nâng độ khó bằng cách tập luyện với chữ cái được đính lên vị trí chứa nhiều hoa văn và di chuyển bước chân thay vì đứng hoặc ngồi một chỗ.

roiloantiendinh

Bài tập chữa rối loạn tiền đình toàn thân

Bài tập chữa rối loạn tiền đình toàn thân sẽ giúp người bệnh thư giãn cổ và vai, rèn luyện mắt để giữ thăng bằng cơ thể. Từ đó, bạn có thể di chuyển vững vàng mà không còn hoa mắt, đau đầu hay chóng mặt nữa. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp những động tác chuyển động đầu với bài tập giữ trạng thái cơ thể cân bằng để tránh bị chóng mặt.

Mỗi người nên luyện tập dần dần từ động tác này sang động tác khác, từ dễ đến nâng cao. Trong vài ngày đầu luyện tập, có khả năng tình trạng đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn rồi mới bắt đầu thuyên giảm nên đừng quá lo lắng.

Bên cạnh đó, hãy ghi chép lại những biểu hiện mà bạn gặp phải khi tập mỗi ngày, đánh giá theo thang điểm để thấy được hiệu quả của bài tập trong việc giảm triệu chứng bệnh cũng như mức độ thích nghi của cơ thể với từng bài. Ví dụ, thang đánh giá bắt đầu từ 0 đến 5 tương đương với mức độ nghiêm trọng tăng dần. 0 điểm nghĩa là bạn không cảm thấy khó khăn hay gặp vấn đề gì nghiêm trọng khi tập luyện. 5 điểm tương đương với mệt mỏi nhiều và bài tập khó.

Trong quá trình thực hiện liệu trình, chỉ chuyển sang bài tập tiếp theo khi bài tập hiện tại của bạn ở mức 0 trên thang đo trong 3 ngày liên tiếp. Điều này có nghĩa là bạn không gặp những biểu hiện khó khăn nào hoặc chỉ có những biểu hiện nhẹ. Nếu bạn đánh giá số điểm từ 3-5 trên thang đo, bạn không nên thực hiện những bài tập này mà chuyển sang những bài tập bạn đánh giá dễ hơn.

Trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, bạn nên tập ở trong một môi trường an toàn để giảm nguy cơ chấn thương. Bạn có thể gặp tình trạng chóng mặt trong khi thực hiện các bài tập này và điều này là hoàn toàn bình thường.

Bạn thực hiện bài tập toàn thân giúp chữa rối loạn tiền đình theo hướng dẫn sau đây:

Tư thế ngồi

ngoi

Bước 1: Chuyển động mắt và đầu.

Bước 2: Nhún và xoay khớp vai.

Bước 3: Cúi về phía trước và nhặt một đồ vật bất kỳ lên khỏi mặt đất.

Bước 4: Uốn người từ bên này sang bên kia và nhặt đồ vật bất kỳ khỏi mặt đất.

Tư thế nằm ngửa

Bước 1: Di chuyển mắt chậm sau đó nhanh dần.

Bước 2: Di chuyển mắt lên xuống, từ bên này sang bên kia.

Bước 3: Tập trung nhìn vào các ngón tay cách mặt từ 30cm đến 1m. Bạn lưu ý thực hiện động tác xen kẽ cho cả 2 tay.

Bài tập chuyển động đầu

Bước 1: Di chuyển đầu chậm sau đó nhanh dần kết hợp với mở mắt và nhắm mắt.

Bước 2: Gập người về phía trước và phía sau.

Bước 3: Xoay người từ bên này sang bên kia.

Tư thế đứng

Bước 1: Chuyển động mắt, đầu và vai.

Bước 2: Thay đổi từ tư thế ngồi sang tư thế đứng kết hợp với mắt mở sau đó nhắm lại. (Lưu ý: Những người cao tuổi hay cao huyết áp không nên thực hiện tư thế này).

Bước 3: Ném bóng từ tay này sang tay kia trên tầm mắt.

Bước 4: Ném bóng từ tay này sang tay kia dưới đầu gối.

Bên cạnh các bài tập chữa rối loạn tiền đình theo 3 tư thế trên, bạn cũng có thể thực hiện động tác chuyển động trong phòng như:

Đi ngang qua phòng với hai trạng thái mắt mở và nhắm.

Đi lên và xuống mặt phẳng nghiêng hoặc con dốc với mắt mở và nhắm.

Bước lên xuống cầu thang với mắt mở và nhắm.

Ném và bắt bóng.

Thực hiện các trò chơi liên quan đến khom lưng, kéo giãn và nhắm bắn (ví dụ như ném bi sắt, bowling…).

Bài tập yoga cho người bị rối loạn tiền đình

Yoga là bộ môn có liên quan đến nhịp thở, hệ thống thần kinh và toàn bộ cơ quan nội tạng của cơ thể. Các động tác yoga đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ cơ thể, nhờ vậy, lượng oxy và máu sẽ dễ dàng lưu thông đến não bộ cũng như các cơ quan khác để điều hòa các hoạt động của não bộ trở nên bình thường trở lại. Từ đó, giúp khắc phục được các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững… do rối loạn tiền đình gây ra.

Bài tập tư thế trái núi

Đứng thẳng lưng, hai chân rộng bằng vai. Hít thở sâu và hóp bụng dưới.

Rướn người, đẩy lồng ngực lên cao. Từ từ đưa hai tay qua khỏi đầu sao cho kẹp sát mang tai.

Chắp 2 bàn tay lại, thả lỏng khuỷu tay. Giữ nguyên tư thế này khoảng 2 phút, hít vào thở ra đều đặn.

Bài tập đứng gập người về trước

Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay thả lỏng theo thân mình.

Hít vào từ từ, nâng hai tay qua khỏi đầu.

Thở ra từ từ đồng thời người hơi gập về phía trước. Từ từ cúi người xuống sao cho hai tay chạm sàn và ôm lấy phần cổ chân. Đỉnh đầu hơi thả lỏng.

Giữ nguyên tư thế này khoảng từ 1 – 3 phút sau đó hít thở sâu. Đặt 2 tay lên gối và từ từ nâng người dậy.

Lưu ý không nâng người đột ngột để hạn chế tình cảm giác choáng váng.

Bài tập tư thế con cá

Empty

Nằm ngửa trên sàn, 2 tay buông thả lỏng theo người, lòng bàn tay úp xuống sàn.

Nhấc từng bên cơ thể lên để đặt bàn tay vào vị trí dưới mông.

Nâng phần trên cơ thể lên, hai khuỷu tay làm trụ cho phần trên cơ thể, đầu ngả về sau.

Ngửa đầu ra sau, cố gắng để đỉnh chạm sàn.

Hít sâu rồi thở ra nhẹ nhàng. Trở về tư thế ban đầu rồi lặp lại bài tập.

Tư thế Yoga cây cầu

Bạn nằm ngửa trên sàn, hai tay đặt dọc bên thân, lòng bàn tay úp xuống, hai chân chống xuống sàn.

Hít vào nhẹ nhàng sau đó từ từ đẩy hông lên cao. Phần thân trước từ từ căng ra theo nhịp thở của mình.

Giữ tư thế trong khoảng 15 giây hoặc đến khi mỏi thì hạ xuống. Lặp lại động tác 10 lần.

Bài tập co gối chạm trán

Nằm thẳng người, 2 tay song song với thân mình, 2 chân chống xuống sàn.

Co chân lên áp sát vào ngực. Đồng thời, 2 tay vòng qua gối và đan xen vào nhau. Giữ tư thế trong vòng 15 giây.

Nâng cổ lên, đưa cằm ép sát vào đầu gối. Giữ tư thế trong vòng 15 giây rồi thả lỏng, quay trở về vị trí ban đầu. Thực hiện lặp lại động tác 10 lần.

Lưu ý khi thực hiện các bài tập

Các bài tập chữa rối loạn tiền đình không mang lại hiệu quả tức thì, chính vì thế, để đạt được hiệu quả bền vững, người bệnh phải kiên trì luyện tập thường xuyên. Bạn hãy bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng, thực hiện đúng động tác, sau đó tăng dần độ khó.

Thời gian tập mỗi ngày khoảng 30 phút. Trước khi tập cần khởi động kỹ càng và thư giãn sau bài tập. Không tập luyện quá sức hoặc quá lâu trong 1 lần bởi sẽ gây tổn thương hệ cơ, xương khớp.

Đối với các bài tập yoga thì nên thực hiện trên thảm tập, không nên tập trên nền đất hay sàn gạch vì có thể gây cảm lạnh, dễ chấn thương.

Không nên ăn nhiều ngay trước khi tập, tốt nhất nên ăn nhẹ cách 1 tiếng.

Người bị mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp vẫn có thể tập yoga nhưng cần có sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc