Sang năm 2024, trường hợp nào không được tách thửa đất: Người dân cần nắm rõ

( PHUNUTODAY ) - Pháp luật quy định nhiều trường hợp bị hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa đất. Đó là trường hợp nào?

Hiện nay, khi dân số tăng lên trong khi quỹ đất có hạn nên con người có xu hướng tách thửa nhỏ hơn để dễ mua bán, chuyển nhượng, tặng cho hay thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật quy định nhiều trường hợp bị hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa đất. Đó là trường hợp nào?

Luật Đất đai quy định tách thửa đất là gì?

Tách thửa đất chính là hoạt động từ diện tích ban đầu chia thành hai hay nhiều hơn diện tích đất khác nhau, do nhiều chủ thể đứng tên quyền sử dụng đất. Tại Điều 75a của Nghị định số 43/2013/NĐ- CP của Chính phủ được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ- CP; Nghị định 148/2020/NĐ- CP quy định như sau:

“Điều 75a. Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.”

dat-khong-duoc-tah-thhua-1

Như quy định trên, thì trong các văn bản quy phạm pháp luật đất đai bao gồm Luật Đất đai, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai không có những quy định về hạn mức tối thiểu chung cũng như các điều kiện khác về trường hợp không được tách thửa đất. Mà các điều kiện về tách thửa đất này sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh của từng tỉnh quyết định, căn cứ trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các điều kiện thực tế của tỉnh. Các điều kiện tách thửa đất đối với mỗi loại đất sẽ khác nhau.

Biểu hiện của thủ tục tách thửa đất chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất thành hai hay nhiều giấy chứng nhận sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất.

2. Điều kiện tách thửa đất

Để một mảnh đất có thể phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất thành nhiều phần khác nhau thì cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, Điều 29 Nghị định 43/2012/NĐ-CP và khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện tách thửa đất theo Điều 188 Luật Đất đai năm 2013:1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vấn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

3. Các trường hợp không được phép tách thửa đất hiện nay

dat-khong-duoc-tah-thhua-3

- Đất không có sổ đỏ

- Đất không đáp ứng được điều kiện về diện tích tối thiểu

- Tách đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Đất đang tranh chấp

- Đất và quyền sử dụng đất đang bị kê biên

- Đất đã có thông báo thu hồi

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link